Đồng Tháp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng cá tra
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu khái quát với đoàn về vị trí địa lý; tình hình phát triển kinh tế của tỉnh; các nội dung về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, giới thiệu cụ thể về tiềm năng phát triển của ngành hàng cá tra gồm: thực trạng đầu vào; tiềm năng thị trường; cơ cấu diện tích vùng nuôi; công nghiệp chế biến cá tra.
TS Flavio Corsin - Giám đốc IDH đánh giá cao thực trạng phát triển ngành hàng cá tra của tỉnh Đồng Tháp với vị thế dẫn đầu cả nước về xuất khẩu cũng như diện tích thả nuôi. Phía IDH mong muốn được hợp tác với tỉnh trong tất cả các lĩnh vực thuộc về ngành hàng cá tra; cùng với đó sẽ hỗ trợ 40% kinh phí cho tỉnh trong việc xây dựng thực hiện và ứng dụng công nghệ trong sản xuất cá tra.
Dịp này, Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam thông tin với tỉnh về chương trình hợp tác công tư “Hỗ trợ phát triển bền vững cá tra Đồng Tháp”. Theo đó, chương trình hợp tác này tập trung vào 4 điểm chính: xây dựng hệ thống thông tin ngành cá tra Đồng Tháp; quy hoạch và quản lý vùng nuôi theo chứng nhận của Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA); xử lý môi trường; xây dựng thông tin cảnh báo và hệ thống giám sát, xây dựng thương hiệu kết hợp với du lịch sinh thái.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng đánh giá cao về Chương trình hợp tác công tư trong lĩnh vực cá tra. Đồng thời, mong muốn Tổ chức IDH sẽ là cầu nối để ngành cá tra của tỉnh được kết nối với doanh nghiệp quốc tế nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, hỗ trợ cho tỉnh về cải thiện chất lượng giống nuôi và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho cá tra. Phó Chủ tịch đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh thuộc ngành cá tra để có thể xác định mục tiêu hợp tác cụ thể.
Related news

Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).