Đồng Tháp Giao Nhận Con Giống Vật Tư Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Gắn Với Tiêu Thụ.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).
Ngày 27 tháng 3 năm 2014, tại Trạm Khuyến nông Cao Lãnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp tiến hành giao con giống, vật tư cho nông dân thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 5.000 con/7 hộ tham gia (từ 500 - 1.000 con/hộ).
Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60% con giống, 15% thức ăn 02 giai đoạn 0-3 và 4-10 tuần tuổi, 100% chế phẩm sinh học (BALASA) để làm đệm lót.
Yêu cầu của mô hình là khu vực chăn nuôi phải xa khu dân cư, xa nguồn nước, cách nhà tối thiểu 20 mét, nông dân tham gia phải thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm phòng các loại bệnh theo hướng dẫn của thú y, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng con giống tốt.
Trước khi nhận giống và vật tư người chăn nuôi được hướng dẫn về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, cách làm đệm lót sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình tiêm phòng các loại bệnh,...
Con giống sử dụng trong chương trình là giống vịt Supper Meat của Trại Vịt giống VIGOVA - Phân Viện chăn nuôi Nam bộ (Viện Chăn nuôi), có giấy chứng nhận tiêm phòng cúm gia cầm đàn bố mẹ, giấy chứng nhân trại an toàn dịch bệnh và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh.
Mô hình này góp phần chuyển đổi phương thức chăn nuôi chạy đồng truyền thống chuyển sang nuôi tập trung có kiểm soát, cung cấp thịt cho nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm của công ty Huỳnh gia Huynh đệ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dung.
Related news

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.