Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Bưởi Tân Triều Bỏ GlobalGAP

Nông Dân Bưởi Tân Triều Bỏ GlobalGAP
Publish date: Wednesday. January 22nd, 2014

Thương hiệu GlobalGAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) như một tấm “thẻ thông hành” để bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, người trồng bưởi đã đồng loạt bỏ thương hiệu này khiến “giấc mơ” xuất khẩu bưởi tan vỡ.

Thương hiệu GlobalGAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) như một tấm “thẻ thông hành” để bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, người trồng bưởi đã đồng loạt bỏ thương hiệu này khiến “giấc mơ” xuất khẩu bưởi tan vỡ.

Tháng 5-2011, 5 hộ dân sản xuất bưởi Tân Triều trên diện tích 6,7 hécta được Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) trao chứng nhận GlobalGAP. Đây là tiêu chuẩn quốc tế dành cho Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), đồng thời đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu.

* Nhọc nhằn phấn đấu

Hiện nay, diện tích vùng bưởi Tân Triều có khoảng 347 hécta đất canh tác và có trên 45 hộ dân thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo chuẩn Việt Nam). Tổng số 6,7 hécta bưởi sản xuất theo GlobalGAP trước đó cũng được người dân chuyển sang sản xuất theo VietGAP. Ông Ngô Văn Thân, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Tân Triều, cho biết: “Năm 2011 có 5 hộ dân được cấp chứng nhận thương hiệu GlobalGAP, nhưng sang năm 2012 thì tất cả đồng loạt bỏ thương hiệu này. Đó là thương hiệu mở ra cơ hội xuất khẩu cho bưởi Tân Triều, nhưng bây giờ đã tan biến”.

Cũng theo ông Thân, để đạt được thương hiệu GlobalGAP là cả một quá trình nhọc nhằn phấn đấu. Ngoài chi phí xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, nông dân còn phải tuân thủ và sản xuất theo quy trình hiện đại, tiên tiến, đặc biệt là yêu cầu kỷ luật trong sản xuất rất cao. Nếu sản xuất bưởi theo quy định truyền thống khó một thì mô hình sản xuất GlobalGAP khó mười.

Ông Lê Văn Tự, một trong những hộ dân từng sản xuất bưởi GlobalGAP cho hay: “Quy trình sản xuất GlobalGAP khác hoàn toàn so với kỹ thuật canh tác truyền thống. Vườn cây lúc nào cũng phải sạch sẽ, không được nuôi gia súc, gia cầm trong vườn. Các hệ thống, như: nhà vệ sinh, nhà kho, hệ thống tưới nước cũng phải sạch sẽ và đạt chuẩn. Đó chỉ là một số quy định trong tổng số trên 240 quy định mà GlobalGAP đặt ra. Chính vì vậy, để tạo ra được một quả bưởi GlobalGAP là không hề đơn giản”.

* Lỡ cơ hội xuất khẩu

Ngặt nghèo về quy định nhưng những nông dân tham gia sản xuất theo tiêu chí GlobaGAP đã đạt thành quả và được chứng nhận thương hiệu sau một năm thử nghiệm. Theo xác nhận của các nhà vườn, sản xuất theo mô hình này giúp cây trồng xanh tốt và ít sâu bệnh. Năng suất và chất lượng quả của bưởi cũng cao hơn so với bình thường.

Không những thế, tập quán canh tác cũng được cải thiện và ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm của người làm vườn cũng được nâng cao. Thành quả đạt được là không hề nhỏ, nhưng mô hình sản xuất theo thương hiệu này chỉ tồn tại đúng 1 năm.

Chứng nhận GlobaGAP được cấp theo thời hạn mỗi năm 1 lần. Sau khi kết thúc năm đầu tiên thì nông dân không còn mặn mà gia hạn mà đồng loạt bỏ. Nói về lý do bỏ thương hiệu, một nông dân giải thích: “Chúng tôi bỏ GlobalGAP vì làm mô hình này tiêu tốn nhiều kinh phí lẫn công sức. Trong khi các sản phẩm bưởi cũng chỉ có giá ngang bằng với sản phẩm bưởi VietGAP và bưởi thường”.

Tuy nhiên, giá cả chưa phải là đáp số cuối cùng. Theo ông Ngô Văn Thân, sản lượng bưởi mới là trở ngại và là nguyên nhân chính dẫn đến nông dân bỏ thương hiệu. Ông cho biết, trong thời gian sản xuất theo GlobalGAP, nhiều công ty ở Thái Lan, Singapore, Philippin đã về tận vườn để đặt vấn đề ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm bưởi GlobalGAP. Những hợp đồng này yêu cầu nông dân phải cung ứng cho họ 40 - 50 tấn quả mỗi tháng và phải duy trì đều đặn suốt 12 tháng.

Tuy nhiên, bưởi GlobalGAP có diện tích nhỏ, sản lượng ít nên không thể đáp ứng. Hơn nữa, mỗi năm bưởi Tân Triều chỉ có 2 mùa vụ thu hoạch nên việc cung ứng suốt 12 tháng trong năm là điều không thể. Ông Thân trăn trở: “Bỏ GlobalGAP cũng chính là bỏ lỡ một cơ hội xuất khẩu bưởi. Nếu muốn làm trở lại thì bắt buộc nông dân phải đầu tư lại. Quan trọng hơn, phải làm sao để có đủ nguồn hàng cung ứng ra thị trường quanh năm”.

Ông Lê Văn Tự, một nông dân từng sản xuất bưởi GlobalGAP cho biết: “Các hộ dân làm GlobalGAP đồng loạt bỏ thương hiệu nên tôi cũng phải bỏ theo. Diện tích canh tác ít, hơn nữa nếu một mình tôi làm thì cũng chẳng nên. Bỏ lỡ cơ hội này tôi cũng tiếc”.

Tháng 5-2011, 5 hộ dân sản xuất bưởi Tân Triều trên diện tích 6,7 hécta được Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) trao chứng nhận GlobalGAP. Đây là tiêu chuẩn quốc tế dành cho Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), đồng thời đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu.

* Nhọc nhằn phấn đấu

Hiện nay, diện tích vùng bưởi Tân Triều có khoảng 347 hécta đất canh tác và có trên 45 hộ dân thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo chuẩn Việt Nam). Tổng số 6,7 hécta bưởi sản xuất theo GlobalGAP trước đó cũng được người dân chuyển sang sản xuất theo VietGAP. Ông Ngô Văn Thân, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Tân Triều, cho biết: “Năm 2011 có 5 hộ dân được cấp chứng nhận thương hiệu GlobalGAP, nhưng sang năm 2012 thì tất cả đồng loạt bỏ thương hiệu này. Đó là thương hiệu mở ra cơ hội xuất khẩu cho bưởi Tân Triều, nhưng bây giờ đã tan biến”.

Cũng theo ông Thân, để đạt được thương hiệu GlobalGAP là cả một quá trình nhọc nhằn phấn đấu. Ngoài chi phí xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, nông dân còn phải tuân thủ và sản xuất theo quy trình hiện đại, tiên tiến, đặc biệt là yêu cầu kỷ luật trong sản xuất rất cao. Nếu sản xuất bưởi theo quy định truyền thống khó một thì mô hình sản xuất GlobalGAP khó mười.

Ông Lê Văn Tự, một trong những hộ dân từng sản xuất bưởi GlobalGAP cho hay: “Quy trình sản xuất GlobalGAP khác hoàn toàn so với kỹ thuật canh tác truyền thống. Vườn cây lúc nào cũng phải sạch sẽ, không được nuôi gia súc, gia cầm trong vườn. Các hệ thống, như: nhà vệ sinh, nhà kho, hệ thống tưới nước cũng phải sạch sẽ và đạt chuẩn. Đó chỉ là một số quy định trong tổng số trên 240 quy định mà GlobalGAP đặt ra. Chính vì vậy, để tạo ra được một quả bưởi GlobalGAP là không hề đơn giản”.

* Lỡ cơ hội xuất khẩu

Ngặt nghèo về quy định nhưng những nông dân tham gia sản xuất theo tiêu chí GlobaGAP đã đạt thành quả và được chứng nhận thương hiệu sau một năm thử nghiệm. Theo xác nhận của các nhà vườn, sản xuất theo mô hình này giúp cây trồng xanh tốt và ít sâu bệnh.

Năng suất và chất lượng quả của bưởi cũng cao hơn so với bình thường. Không những thế, tập quán canh tác cũng được cải thiện và ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm của người làm vườn cũng được nâng cao. Thành quả đạt được là không hề nhỏ, nhưng mô hình sản xuất theo thương hiệu này chỉ tồn tại đúng 1 năm.

Chứng nhận GlobaGAP được cấp theo thời hạn mỗi năm 1 lần. Sau khi kết thúc năm đầu tiên thì nông dân không còn mặn mà gia hạn mà đồng loạt bỏ. Nói về lý do bỏ thương hiệu, một nông dân giải thích: “Chúng tôi bỏ GlobalGAP vì làm mô hình này tiêu tốn nhiều kinh phí lẫn công sức. Trong khi các sản phẩm bưởi cũng chỉ có giá ngang bằng với sản phẩm bưởi VietGAP và bưởi thường”.

Tuy nhiên, giá cả chưa phải là đáp số cuối cùng. Theo ông Ngô Văn Thân, sản lượng bưởi mới là trở ngại và là nguyên nhân chính dẫn đến nông dân bỏ thương hiệu. Ông cho biết, trong thời gian sản xuất theo GlobalGAP, nhiều công ty ở Thái Lan, Singapore, Philippin đã về tận vườn để đặt vấn đề ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm bưởi GlobalGAP.

Những hợp đồng này yêu cầu nông dân phải cung ứng cho họ 40 - 50 tấn quả mỗi tháng và phải duy trì đều đặn suốt 12 tháng. Tuy nhiên, bưởi GlobalGAP có diện tích nhỏ, sản lượng ít nên không thể đáp ứng.

Hơn nữa, mỗi năm bưởi Tân Triều chỉ có 2 mùa vụ thu hoạch nên việc cung ứng suốt 12 tháng trong năm là điều không thể. Ông Thân trăn trở: “Bỏ GlobalGAP cũng chính là bỏ lỡ một cơ hội xuất khẩu bưởi. Nếu muốn làm trở lại thì bắt buộc nông dân phải đầu tư lại. Quan trọng hơn, phải làm sao để có đủ nguồn hàng cung ứng ra thị trường quanh năm”.

Ông Lê Văn Tự, một nông dân từng sản xuất bưởi GlobalGAP cho biết: “Các hộ dân làm GlobalGAP đồng loạt bỏ thương hiệu nên tôi cũng phải bỏ theo. Diện tích canh tác ít, hơn nữa nếu một mình tôi làm thì cũng chẳng nên. Bỏ lỡ cơ hội này tôi cũng tiếc”.


Related news

Công bố quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana Công bố quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana

Sở NN-PTNT vừa công bố quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana (Đắk Lắk).

Monday. September 21st, 2015
Hội nghị Ban chỉ đạo áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản VietGAP Hội nghị Ban chỉ đạo áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản VietGAP

Ngày 17/09/2015, tại Nha Trang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức hội nghị “Ban chỉ đạo áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản VietGAP”.

Monday. September 21st, 2015
 Chăn nuôi Tin chăn nuôi Kỹ thuật chăn nuôi Phòng trị bệnh GSGC Mua bán, rao vặt Công ty Vissan đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 vào hoạt động tại Đức Linh Bình Thuận Chăn nuôi Tin chăn nuôi Kỹ thuật chăn nuôi Phòng trị bệnh GSGC Mua bán, rao vặt Công ty Vissan đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 vào hoạt động tại Đức Linh Bình Thuận

Vừa qua, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) đã tổ chức lễ công bố mới trại chăn nuôi Gò Sao 1 tại thôn Nam Hà, xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 - VISSAN chính thức đi vào hoạt động.

Monday. September 21st, 2015
Dịch bệnh được kiểm soát, người chăn nuôi phát triển đàn Dịch bệnh được kiểm soát, người chăn nuôi phát triển đàn

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.

Monday. September 21st, 2015
Chị Viên làm giàu từ chăn nuôi Chị Viên làm giàu từ chăn nuôi

Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.

Monday. September 21st, 2015