Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú

Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú
Publish date: Monday. April 8th, 2013

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

Để bảo đảm vụ nuôi tôm sú thắng lợi, các tỉnh qui hoạch phát triển vùng nuôi phù hợp với môi trường, hoàn thiện thêm một bước hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; lành mạnh hóa môi trường nước bằng các biện pháp kiểm soát chất thải, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các ngành chức năng siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi, phổ biến rộng hơn kỹ thuật nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh đến tận cơ sở.

Đặc biệt, các tỉnh khuyến khích nông dân mở rộng áp dụng mô hình “nuôi tôm cộng đồng” và mô hình “nuôi tôm sinh thái”. Với mô hình “nuôi tôm cộng đồng” tất cả các thành viên trong tổ, nhóm nuôi cùng thả một loại tôm giống, ngày thả, vệ sinh ao nuôi... nên sẽ hạn chế được dịch bệnh. Nếu dịch bệnh xảy ra thì cộng đồng thông tin cho nhau để cùng thống nhất cách phòng trừ kịp thời...). Với mô hình “nuôi tôm sinh thái”, người nuôi không thả tôm giống mật độ dày mà áp dụng như mô hình tôm lúa (2 – 3 con/m2/vụ), sử dụng thức ăn tự nhiên, sử dụng ít phân hữu cơ để tạo màu trong nước nên không làm ô nhiễm môi trường. Do đó, không cần xử lý nước thải, chi phí rất thấp nhưng năng suất tôm ổn định 200 kg/ha.

Nuôi tôm sú là một trong những ngành chủ lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của ĐBSCL nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng nuôi. Tình trạng buông lỏng quản lý con giống tại ĐBSCL dẫn đến nhiều đàn tôm sú giống kém chất lượng, thậm chí nhiễm bệnh. Năm nào cũng có diện tích tôm sú khá lớn chết hàng loạt vì nhiễm bệnh.


Related news

Đu Đủ Cao Sản Lãi Khá Đu Đủ Cao Sản Lãi Khá

Ông Năng chia sẻ, đây là loại cây ngắn ngày, cho thu hoạch nhanh, trồng kiểu lót bạc hạn chế cỏ mọc, đảm bảo độ ẩm cho cây. Từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu trong thời gian 4 tháng, trồng cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m.

Thursday. February 27th, 2014
“Bức Tử” Thanh Long “Bức Tử” Thanh Long

Giá trái thanh long hiện nay đang ở mức cao “kỷ lục”, chưa năm nào người dân chong đèn thanh long nhiều lần như hiện nay. Hộ chong ít nhất đến thời điểm này là 2 lần, còn nhiều thì lên đến 4 lần trên cùng một diện tích thanh long.

Thursday. February 27th, 2014
Ổi Được Mùa, Được Giá Ổi Được Mùa, Được Giá

Theo các nông dân trồng ổi tại Đồng Nai, hiện giá ổi xá lị được thương lái đến thu mua tại vườn ở mức 7 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái.

Thursday. February 27th, 2014
Anh Lê Thanh Hải Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận Khá Anh Lê Thanh Hải Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Lợi Nhuận Khá

Nhiều năm liền, anh Lê Thanh Hải ở ấp 8, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ khắc phục tình trạng "được mùa, thất giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Thursday. February 27th, 2014
Xây Dựng Nhãn Hiệu Na Dai Đông Triều (Quảng Ninh) Xây Dựng Nhãn Hiệu Na Dai Đông Triều (Quảng Ninh)

Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.

Thursday. February 27th, 2014