Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Từ Mô Hình Đến Thực Tiễn

Đồng Tháp Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Từ Mô Hình Đến Thực Tiễn
Publish date: Monday. July 7th, 2014

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nan giải đối với ngành chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) phối hợp cùng nhiều đơn vị xây dựng mô hình ĐLSH trong chăn nuôi trên heo, gà, vịt, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Từ những thành công bước đầu, nhiều địa phương như: TP.Sa Đéc, huyện Lai Vung, Cao Lãnh... đã mạnh dạn nhân rộng mô hình. Bản thân người chăn nuôi rất phấn khởi khi đã tìm được hướng đi thỏa đáng trong việc hài hòa giữa vấn đề kinh tế và môi trường trong chăn nuôi.

Anh Nguyễn Thanh Lâm ngụ tại ấp 3, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh là người tiên phong trong lĩnh vực áp dụng mô hình ĐLSH vào chăn nuôi gà. Trước đây khi chưa áp dụng mô hình ĐLSH, hằng ngày gia đình phải quét dọn phân gà, thường xuyên thay chất độn nhưng mùi hôi, ruồi muỗi vẫn không được cải thiện.

Do đó, việc chăn nuôi của gia đình anh gặp nhiều khó khăn, chất thải chăn nuôi không được xử lý tốt gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe con người, đặc biệt là các hộ láng giềng. Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, anh đã tìm hiểu, học hỏi và nghe thông tin trên báo đài về xử lý môi trường trong chăn nuôi.

Năm 2010, được sự hướng dẫn của Trung tâm KNKN về ứng dụng công nghệ đệm lót lên men bằng chế phẩm sinh học, anh đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới này trong chăn nuôi gà và đạt hiệu quả cao về môi trường và kinh tế.

Anh Lâm tâm sự: “Từ khi áp dụng mô hình chăn nuôi sử dụng ĐLSH, tôi nhận thấy, môi trường chăn nuôi được cải thiện đáng kể, phân gà sẽ phân hủy tại chuồng, giảm mùi hôi, ít ruồi, muỗi, không gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề bệnh trên đường tiêu hóa và hô hấp của gà cũng giảm đáng kể. Ngoài ra, lớp đệm lót giúp giữ ấm cho gà vào mùa lạnh nên gà không bị què chân, lông tơi mượt và sạch; giảm tỷ lệ hao hụt khoảng 5% và gà tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn 5-10%”.

Theo tính toán của Trung tâm KN - KN tỉnh, sử dụng ĐLSH sẽ giảm được 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho heo (người nuôi chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật) và giảm 10% chi phí thức ăn. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời làm ấm cho gia súc.

Hệ thống chuồng nuôi theo mô hình này xây dựng đơn giản, không tốn nhiều chi phí. Với cách chăn nuôi này, một lao động có thể nuôi được 800 con heo thịt/lứa, trung bình chi phí mỗi con heo nuôi thịt giảm được 100.000 đồng. Sau 2- 4 năm sử dụng, đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt, nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Từ những hiệu quả do mô hình mang lại, hiện nay nhiều hộ chăn nuôi đã chủ động chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi truyền thống sang sử dụng ĐLSH. Chú Lê Văn Tư ngụ ấp 3, xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh cho biết: “Hiện tại, tôi đang sử dụng túi Biogas bằng chất liệu nilon để xử lý chất thải cho đàn heo cũng như tận dụng biogas làm chất đốt cho gia đình.

Tuy nhiên, do số lượng heo nhiều, túi biogas bằng nilon không đủ khả năng xử lý hết mùi hôi nên bà con hàng xóm cũng phiền lòng. Sau thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy chăn nuôi trên ĐLSH là một lựa chọn hoàn hảo cho đàn heo của gia đình tôi”.

Mặc dù kết quả mà ĐLSH đem lại rất khả quan, song việc triển khai mô hình này trên diện rộng đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo bà Ngô Xuân Hương, Phó Giám đốc Trung tâm KN - KN tỉnh: “Đa số người chăn nuôi đã xây dựng chuồng trại theo cách nuôi truyền thống, do đó nếu chuyển sang nuôi theo phương pháp ĐLSH cần phải cải tạo lại chuồng nuôi, nên người dân vẫn còn e dè.

Bên cạnh đó, nguồn mạc cưa sử dụng làm đệm lót nuôi heo ngày càng khan hiếm, chi phí mua mạc cưa cao, nên người chăn nuôi ngại đầu tư tiếp tục để nuôi lứa heo mới. Khi thực hiện mô hình đệm lót sinh học trên heo thì cần phải cào xới lớp đệm lót để tăng tính tiếp xúc; nông dân chưa có thói quen làm theo phương pháp mới nên việc mở rộng mô hình vẫn còn gặp nhiều khó khăn”.


Related news

Rau Hữu Cơ Siêu Lãi Rau Hữu Cơ Siêu Lãi

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Thursday. April 19th, 2012
Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Sunday. July 22nd, 2012
Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

Tuesday. May 1st, 2012
Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

Friday. April 20th, 2012
Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Wednesday. February 22nd, 2012