Về quê khởi nghiệp

Sau thời gian hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Bùi Văn Trinh trở về quê. Vốn không nghề, không nghiệp lại không có chút vốn liếng gì trong tay Bùi Văn Trinh quyết định vào Nam làm thuê kiếm sống. Dù cuộc sống ở quê khó khăn nhưng Trinh vẫn không ngờ rằng cuộc sống ở nơi đất khách còn khó khăn, vất vả gấp nhiều lần.
Theo nghề thợ xây mấy năm nhưng thu nhập vẫn chật vật, lúc này anh mới nhận ra để ổn định cuộc sống lâu dài thì không đâu bằng quê hương mình. Với sự quyết tâm và mong muốn thay đổi cuộc sống anh trở về quê lập nghiệp.
Cuộc sống làm thuê mấy năm giúp anh hiểu ra rằng, làm giàu không phải là dễ và nhất là đối với những người không có vốn như anh. Chính bởi suy nghĩ đó Trinh đã bắt đầu cuộc sống bằng nghề sửa xe. Không ngại cực khổ, anh cùng vợ đầu tư chút vốn ít ỏi vào chăn nuôi. Ban đầu là một hai con lợn rồi nhiều hơn. Khi đã có ít vốn trong tay, anh mở thêm chuồng trại để chăn nuôi quy mô lớn hơn. Với bản tính cẩn thận anh đã đi đến các trang trại trong và ngoài tỉnh để học hỏi thêm về kinh nghiệm, phương pháp chăn nuôi.
Lần đầu đi học hỏi, các mô hình chăn nuôi, nhiều chủ trang trại đã nói với anh rằng: thời này giá thức ăn cao mà giá lợn lại thấp, người ta sắp bỏ nghề anh chăn nuôi làm gì? Thế nhưng, với quyết tâm, quyết chí ban đầu anh vẫn không từ bỏ. Sau một thời gian chăn nuôi, anh dần dần mở rộng thêm được diện tích chuồng trại và tăng số lượng đàn lợn của mình. Ngoài mô hình chăn nuôi lợn, gà anh Trinh còn đầu tư nuôi bồ câu Pháp.
Theo anh, giống bồ câu Pháp hiện có rất nhiều người ưa chuộng nên ngoài thị trường trong tỉnh anh còn đem bán ở các tỉnh lân cận. Với những nỗ lực vươn lên của mình, hiện tại, gia đình anh có 20 lợn nái, 100 lợn thịt và 1.000 cặp bồ câu Pháp sinh sản. Bình quân mỗi năm anh xuất bán trên 400 con lợn thịt và 4.000 cặp bồ câu Pháp. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu được hơn 300 triệu đồng. Để chủ động trong việc phục vụ chăn nuôi lâu dài anh cùng vợ mua sắm thêm xe tải và mở quán kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Sắp tới, để mở rộng và phát triển mô hình kinh tế của mình, anh Trinh cho biết, sẽ nới rộng thêm chuồng trại, lựa chọn các con giống tốt để tiếp tục chăn nuôi. Với những thành công trong các mô hình chăn nuôi của mình, anh đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các hộ dân, chi hội trong xã đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Nhờ được tư vấn những kỹ thuật nuôi và các phương pháp phòng ngừa, trị bệnh của anh mà rất nhiều trại chăn nuôi đã thành công.
Chia sẻ về niềm vui bởi những nỗ lực mà thời gian qua anh đã tạo dựng, Bùi Văn Trinh cho rằng, với anh sự thành công của ngày hôm nay không phải tự nhiên đến, nếu không có sự quyết tâm, lòng kiên nhẫn và niềm đam mê thì dù có ở đâu con người ta cũng khó mà làm nên mọi thứ...
Related news

Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.

Khi đánh giá về tác động sản xuất vụ đông, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê thẳng thắn trao đổi: Quá trình sản xuất nhiều năm cho thấy, diễn biến thời tiết sản xuất vụ đông thường phức tạp.

Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo của dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam thông qua Hội Nông dân huyện Tam Nông hoạt động có hiệu quả. Hội Nông dân huyện đang phát huy và nhân rộng, với mức hỗ trợ sẽ được nâng lên nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Sau một thời gian tìm đến các mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại lớn ở trong huyện, trong tỉnh học tập kinh nghiệm, đến năm 2008 ông Chương đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình vay thêm vốn đầu tư xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn với tổng số vốn gần 1 tỷ đồng.

Diện tích tự nhiên hơn 4.800ha, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn có 3.006 hộ với 12.084 khẩu sinh sống ở 22 khu dân cư, trong đó dân tộc Kinh chiếm 48%, Mường 46%, còn lại là dân tộc Dao và dân tộc khác.