Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hết Nghèo Nhờ Heifer

Hết Nghèo Nhờ Heifer
Publish date: Wednesday. April 4th, 2012

Sau 3 năm triển khai Dự án "Cải thiện đời sống của nông dân thông qua mô hình phát triển cộng đồng toàn diện theo mô hình Heifer" ở xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, 60 hộ đã có cuộc sống ổn định...

Ông Phạm Minh Hùng - Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An cho biết, tháng 6.2008, Hội ND tỉnh chọn 2 ấp Bình Lợi và Bình Hòa, xã Đức Tân thành lập 3 nhóm, mỗi nhóm 20 hộ chủ yếu là hộ nghèo, hộ cận nghèo, có ít đất sản xuất hoặc không có đất sản xuất tham gia dự án. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 1,1 tỷ đồng.

Mỗi năm có 8-10 triệu đồng

Sau khi tập huấn kỹ thuật, mỗi hộ được dự án cho mượn một con bò cái lai Sind, trị giá 6,9 triệu đồng. Chương trình còn hỗ trợ mỗi hộ 500.000 đồng để làm chuồng trại, 300.000 đồng làm hố ủ phân, 200.000 đồng để trồng cỏ. Sau 3 năm, các hộ phải trả lại 1 con bò cái cho chương trình để chuyển cho hộ khác nuôi. Ngoài ra, mỗi hộ còn được vay 2 triệu đồng để trồng rau, nuôi cá…

Hàng tháng các nhóm sinh hoạt để nắm tình hình đàn bò, việc sử dụng vốn vay nếu có vấn đề gì sẽ xử lý kịp thời và triển khai công việc thời gian tiếp theo. Ngoài ra, các thành viên còn góp quỹ để thăm hỏi và hỗ trợ nhau khi khó khăn, ốm đau...

Ông Trương Minh Trong- Chủ tịch Hội ND xã Đức Tân cho biết, sau 3 năm triển khai dự án, mỗi gia đình có thêm từ 3 - 4 con bò, trị giá khoảng 30 - 40 triệu đồng. Nếu nuôi bò tốt, hàng năm mỗi hộ sẽ có thu nhập từ 8 -10 triệu đồng.

Hộ anh Nguyễn Văn Hoa ở ấp Bình Lợi sau khi trả chương trình 1 con, hiện anh còn 4 con bò, tổng trị giá trên 45 triệu đồng, trong đó có 1 đang mang thai. Riêng 2 triệu đồng tiền vay, anh mua vịt về nuôi, bình quân mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa lãi 300.000 - 400.000 đồng, cộng với tiền làm thuê mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng.

Gia đình anh Đỗ Ngọc Ký ở gần nhà anh Hoa là 1 trong 60 hộ tham gia chương trình. Sau khi trả dự án con bò vốn, hiện anh còn 3 con, trong đó 1 con đang mang thai với tổng trị giá gần 30 triệu đồng. Ngoài nguồn thu từ nuôi vịt, đi làm thuê, mỗi tháng anh cũng kiếm thêm khoảng 1,5 triệu đồng.

Thêm nhiều hộ hưởng lợi

Ông Trong cho biết, hầu hết các hộ tham gia dự án đều chí thú làm ăn, đàn bò từ 60 con nay tăng lên 111 con và 56 hộ đã trả bò giống cho dự án. "Hầu hết các hộ tham gia chương trình đều sử dụng vốn vay có hiệu quả và đã thoát nghèo" - ông Trong khẳng định.

Từ thành công của các hộ tham gia dự án, Hội ND tỉnh đang nhân rộng mô hình này. Theo ông Phạm Minh Hùng, hiện nay 56 con bò các hộ trả dự án đã được chuyển cho các hộ khác nuôi, trong đó 7 con đang mang thai. So với ngày đầu triển khai dự án, tổng đàn bò tăng 85%. Bình quân mỗi năm, giá trị bò tăng 380 triệu đồng, mỗi hộ tham gia dự án tích lũy gần 3,2 triệu đồng/năm.

"Chúng tôi dự kiến, sau 3 năm sẽ chuyển chương trình cho 60 hộ kế tiếp, nhất là những hộ có thu nhập thấp, để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Qua thực tế cho thấy, đây là chương trình góp phần xóa nghèo bền vững, cần phải được nhân rộng" - ông Hùng khẳng định.


Related news

Lai Tạo Đàn Bò Lai Tạo Đàn Bò

Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.

Thursday. September 4th, 2014
Chất Cấm Ở Đâu Ra? Chất Cấm Ở Đâu Ra?

Hiện nay, giá heo tăng mạnh, ngành chức năng phát hiện một số chủ trang trại đưa chất cấm vào thức ăn nhằm thúc heo "siêu nạc" trong giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng.

Monday. August 25th, 2014
Bảo Thắng (Lào Cai) Không Phát Sinh Thêm Ổ Dịch Cúm A/H5N6 Bảo Thắng (Lào Cai) Không Phát Sinh Thêm Ổ Dịch Cúm A/H5N6

Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.

Monday. August 25th, 2014
Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Tiêu Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Tiêu Cho Nông Dân

Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…

Thursday. September 4th, 2014
Phước An (Bình Định) Phát Triển Nghề Nuôi Trâu Phước An (Bình Định) Phát Triển Nghề Nuôi Trâu

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Monday. August 25th, 2014