Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Tiêu Sạch

Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Tiêu Sạch
Publish date: Friday. December 27th, 2013

Ở nước ta, nhiều nơi sản xuất tiêu bón phân vượt từ 4 - 5 lần khuyến cáo, gây tốn kém, độc hại và dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Trong khi, theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì lượng phân vô cơ bón cho 1ha tiêu để đạt năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế là từ 200 – 400kg N, 100 – 200kg P2O5, 225 – 400kg K2O trong mỗi năm, tùy theo chân đất và loại trụ trồng tiêu. Việc bón bổ sung phân hữu cơ hoặc phân bón lá đã cung cấp thêm một lượng dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cho cây tiêu. Phân gà và phân hữu cơ chế biến có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici.

Sản xuất hồ tiêu hữu cơ không áp dụng phân bón, cũng như không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa học. Người sản xuất cần có kỹ thuật cao như biết trồng xen hồ tiêu với các cây phân xanh, hoặc cây họ đậu tạo điều kiện cung cấp các chất dinh dưỡng kết hợp có hiệu quả. Ngoài ra, nông dân cần tận dụng vật chất nông nghiệp phế thải như cành lá cây, phụ phẩm cây trồng, cỏ dại, phân gia súc gia cầm có sẵn trong nông hộ hoặc tại địa phương để chế biến thành phân trộn hữu cơ theo đúng kỹ thuật bón cho cây tiêu nhằm tăng cường độ phì nhiêu trong đất.

Hiện nay, việc sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ còn mới mẻ và chưa có quy trình khuyến cáo mức phân bón và loại phân bón hữu cơ cụ thể như sản xuất thông thường. Một số tài liệu khoa học tin cậy khuyến cáo áp dụng phân bón trong sản xuất hồ tiêu với lượng 5 - 10kg phân chuồng cộng với 5 - 10kg phân trộn hữu cơ cho một trụ tiêu căn cứ vào độ tuổi cây tiêu mà bón nhiều hoặc ít. Cung cấp chất lân (P) bằng bón quặng photphat hoặc bột xương hay bón tro gỗ nhằm cung cấp bổ sung chất lân (photphorus) và kali (potassium) cho cây tiêu. Đất phèn tăng cường bón vôi.

Khi cây tiêu biểu hiện thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng dẫn đến giảm năng suất, ở các nước sản xuất hồ tiêu hữu cơ như Ấn Độ, khuyến cáo có thể sử dụng hạn chế một lượng phân hóa học hoặc phân khoáng dinh dưỡng vi lượng và phân magiê sunfat trong tiêu chuẩn đã được cho phép bởi một cơ quan cấp chứng nhận hữu cơ. Đồng thời bón bổ sung bánh dầu (như bánh neem, 1kg/trụ), phân trộn xơ dừa (2,5kg/trụ) hoặc phân trộn vỏ cà phê giàu chất kali, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn Azospirillum và vi khuẩn hòa tan lân nhằm cải thiện độ màu mỡ của đất trồng tiêu.

Ngoài ra, sản xuất hồ tiêu hữu cơ chỉ cho phép áp dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học phối hợp với các biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu.


Related news

Nỗi Niềm Của Nông Dân Trồng Chè Nỗi Niềm Của Nông Dân Trồng Chè

Bóc một họp trà líp ton giá vài chục nghìn đồng, nếu vào nhà hàng, chỉ cần nhúng một tép trà vào một bộ tách đẹp, thêm chút ít chanh đường, thế đã là một thức nhấm cao cấp với giá tương đối cao

Friday. February 18th, 2011
Chỉ Có 5,2% Trại Sản Xuất Cá Tra Giống Đã Qua Chọn Lọc Chỉ Có 5,2% Trại Sản Xuất Cá Tra Giống Đã Qua Chọn Lọc

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay trong 152 trại sản xuất cá bột có đàn cá bố mẹ mới chỉ có 5,2% trại sản xuất cá bố mẹ đã qua chọn lọc di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trên 31% cơ sở sản xuất chọn mua cá bố mẹ từ nguồn cá tự nhiên.

Tuesday. October 30th, 2012
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.

Monday. January 16th, 2012
Nuôi Ốc Hương Nuôi Ốc Hương "Một Vốn - Ba Lời"

Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng.

Saturday. December 25th, 2010
Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp” Triển Khai Mô Hình “Nuôi Cua Công Nghiệp”

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, năm 2010 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình dự án KNKN thuộc Trung tâm KNKN Quốc gia, Trung tâm KNKN Bạc Liêu đã triển khai mô hình “ Nuôi cua công nghiệp” trên địa bàn 2 huyện Hòa Bình, Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

Tuesday. March 8th, 2011