Nông Dân Quay Lưng Với Mía

Là vựa nguyên liệu trọng điểm và có năng suất cao nhất cả nước, thế nhưng, chưa bao giờ cây mía ở các tỉnh ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay, khi giá bán quá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ liên tục. Tình trạng bỏ đất trồng mía đang diễn ra nhiều nơi làm cho các ngành chức năng và nhà máy đường đau đầu. Song mọi nỗ lực cứu nông dân trồng mía vẫn đang là bài toán khó trong nhiều năm qua.
Lối thoát nào cho ngành mía đường trước ngưỡng cửa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2015 đang là dấu hỏi lớn trước những yếu kém của ngành mía đường hiện nay. Mở đầu loạt phóng sự về ngành mía đường là câu chuyện về đời sống của nông dân sau hơn 20 năm gắn bó với cây mía và các nhà máy đường ở ĐBSCL.
Giá thành bình quân cho mỗi kg mía đạt 10 chữ đường ở ĐBSCL là 740 đồng/kg. Thế nhưng, giá mía được thương lái thu mua tại Cù Lao Dung – vùng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng chỉ từ 600 đến 650/kg. Với năng suất ở mức khá, khoảng 110 tấn/ha, người dân lỗ từ 6 – 11 triệu đồng sau gần 1 năm chăm sóc.
Việc bán mía dưới giá thành đã diễn ra nhiều năm qua ở ĐBSCL. Theo ông Trương Văn Trường, sợ giá tiếp tục giảm, ông đành bán mão theo kiểu tính công. Cứ 1ha, ông lỗ khoảng 25 triệu. Tính ra, thu nhập hàng năm thấp hơn cả chuẩn hộ nghèo.
Thực tế đáng buồn là càng nhiều đất, đầu tư mở rộng vùng trồng, đẩy mạnh sản xuất, nông dân lại chóng tiến gần đến ngưỡng nghèo đói.
Hơn 20 năm qua, cây mía trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL. Mặc dù giá trồi sụt thất thường nhưng chưa bao giờ cây mía không có đầu ra. Nhưng chỉ có khoảng 5 năm, nông dân có lãi; còn lại là huề vốn và lỗ. Theo các tỉnh, thành, nguyên nhân là do vấn đề qui hoạch, phát triển cây mía chưa được đầu tư thỏa đáng; dẫn đến canh tác nhỏ lẻ, chậm đổi mới về giống, 95% sản xuất bằng thủ công, làm tăng giá thành và hạn chế khả năng cạnh tranh.
Đó là rào cản khiến nông dân còn nghèo mặc dù hơn 20 năm qua vẫn gắn bó với cây mía và nhà máy đường.
Nhiều diện tích chuyên canh mía, nông dân chuyển sang nuôi tôm hoặc các loại cây trồng khác. Theo ngành nông nghiệp ở ĐBSCL, nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm về mía có khả năng biến mất trong vòng 3 năm tới. Chạy theo thị trường một cách tự phát chưa chắc đã khấm khá nhưng có điều chắc chắn là người trồng mía phải đối mặt với nhiều rủi ro mới, trong khi họ lại hưởng lợi ít nhất.
Related news

Hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá sấu đem lại thành công bước đầu, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Với diện tích mặt nước rộng, nguồn nước sạch dồi dào, Gia Viễn (Ninh Bình) có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, hoặc bán thâm canh; kỹ thuật nuôi thấp, thường dựa theo kinh nghiệm nên sản lượng toàn vùng vẫn chưa cao.

Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm giống Đà điểu Khatoco Ninh Hòa thuộc Tổng Công ty Khánh Việt đã mở rộng quy mô nuôi Đà điểu “khổng lồ” tại 3 xã Ninh Phụng, Ninh Thân và Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) với tổng đàn 15.000 con, trong đó có 850 con giống bố mẹ, cung cấp con giống, thịt cho địa phương và các tỉnh lân cận.

Mặc dù các ổ dịch trên đàn gia súc thời gian qua được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nhưng theo dự báo của ngành chuyên môn tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Sau khi có quyết định giải tỏa để xây dựng Tổ hợp nhiệt điện Vân Phong, từ năm 2009, nông dân xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã chủ động tìm kiếm vùng đất mới để phát triển cây tỏi. Nhiều vùng đất đồi, trồng cây kém hiệu quả đã được tận dụng và trở thành vùng chuyên canh cây tỏi đem lại lợi nhuận cao.