1.000 Ha Cam Sành Bị Bệnh Vàng Đầu

Thống kê sơ bộ của ngành chức năng cho thấy, tổng diện tích cam sành trên toàn tỉnh Hậu Giang bị nhiễm dịch bệnh vàng đầu khoảng 1.000ha, tập trung chủ yếu ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành, trong đó thị xã Ngã Bảy có trên 380ha, còn lại ở huyện Châu Thành, và rải rác ở một số địa phương khác.
Phần lớn diện tích cam bị nhiễm bệnh vàng đầu ở giai đoạn 1-2 năm tuổi. Theo nhận định của ngành bảo vệ thực vật tỉnh, bệnh vàng đầu là biến thể của bệnh vàng lá thối rễ vì phần lớn các diện tích này trồng mới nhưng nâng liếp không cao làm nước đọng ở bộ rễ không thoát được.
Chưa kể là người dân mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói là bệnh chưa có thuốc phòng trị, cây bị bệnh chỉ còn cách chặt bỏ.
Related news

Kinh tế đô thị hiện nay đã làm trầm trọng thêm các khó khăn: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Vừa qua, lãnh đạo các phòng chức năng của huyện Đoan Hùng và lãnh đạo Công ty Cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam khảo sát thực địa nhằm chuẩn bị kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn năm 2015 và áp dụng giống lúa JO2 vào sản xuất.

Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Hà Lan đồng tài trợ vừa được triển khai thực hiện. Mục tiêu nhằm giúp nông hộ nhận thức về nghề trồng rừng và phát triển kinh tế rừng theo hướng hiệu quả nhất.

Về Tây Giang hôm nay, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân được tăng cường, việc làm và thu nhập của người dân được nâng lên. Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, đạt được kết quả như trên, ngoài sự quan tâm của trên, một trong những nguyên nhân cơ bản là do xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực trong xây dựng NTM.

Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.