Tảo độc lại xuất hiện ở các vùng nuôi tôm hùm

Kết quả quan trắc mới đây cho thấy, hàm lượng photphate cao hơn giá trị giới hạn cho phép tại hầu hết các vùng nuôi, mật độ vi khuẩn vibrio tổng số thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.
Tảo độc Chaetoceros sp được phát hiện ở các thủy vực nuôi tôm hùm như Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Thành (TX Sông Cầu) và An Hòa (huyện Tuy An) với mật độ từ 3.000tb/l đến 79.200tb/l.
Ngoài ra, tại vùng nuôi Xuân Thành còn phát hiện tảo độc Euglena sp và vùng nuôi An Hòa phát hiện tảo độc Peridinium sp.
Tảo Chaetoceros sp có dạng chuỗi hoặc xoắn, chúng có thể vướng vào mang tôm gây cản trở quá trình hô hấp của tôm hùm nuôi.
Hơn nữa, hàm lượng photphate cao hơn giá trị giới hạn cho phép xuất hiện ở hầu hết các vùng nuôi khiến cho môi trường nước vùng nuôi bất ổn.
Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Trung khuyến cáo người nuôi cần chủ động quản lý thức ăn tôm không để dư thừa và thu gom, xử lý chất thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi và ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc.
Người nuôi cần sang thưa mật độ tôm nuôi cũng như lồng nuôi, thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm nuôi có các biểu hiện hoạt động kém, ức chế hô hấp…
Đồng thời, người nuôi cần bổ sung định kỳ vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm nhằm tăng sức đề kháng để phòng bệnh cho tôm hùm nuôi.
Related news

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.