Mường Chà Tập Trung Chăm Sóc Cây Trồng Trên Nương

Thời điểm này, khi đã thu hoạch xong vụ lúa đông xuân, nông dân huyện Mường Chà tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương trước khi bước vào sản xuất lúa vụ mùa.
Ông Bùi Tuấn Thanh, Phó Trưởng phòng NN - PTNT huyện Mường Chà, cho biết: Toàn huyện có 5.309ha các loại cây trồng trên nương.
Trong đó: 2.916ha ngô; 1.510ha lúa nương; 591,9ha sắn; còn lại những loại cây trồng khác. Vụ đông xuân năm nay ở Mường Chà được mùa là động lực để bà con nông dân tích cực làm cỏ đợt 1 và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương.
Gia đình anh Lò Văn Toán, bản Na Pheo, xã Na Sang có 4.000m2 đất nương. Vụ xuân hè năm nay, anh Toán sử dụng hết diện tích đất này để trồng ngô. Được cán bộ nông nghiệp xã Na Sang hướng dẫn cách chọn, xử lý hạt giống, tuân thủ đúng khung thời vụ nên tỷ lệ ngô nảy mầm đạt trên 90%.
Tuy nhiên, hạt nảy mầm đúng vào thời điểm thời tiết nắng nóng kéo dài nên cây ngô còi cọc, kém phát triển. Vì vậy, sau khi thu hoạch hết lúa đông xuân, gia đình anh Toán tập trung nhân lực để bón phân, làm cỏ và vun gốc đợt 1 cho cây ngô.
Chung tinh thần với gia đình anh Toán, anh Lò Văn Hinh, ở bản Na Sang, xã Na Sang cho biết: Vụ xuân hè năm nay, gia đình tôi gieo trồng trên 4.000m2 lúa nương.
Ngay từ đầu vụ, tôi đã chú trọng khâu làm đất, khâu phát nương, đốt nương đến thời gian ủ đất sau khi đốt nương nên giai đoạn đầu cây lúa phát triển rất tốt nhưng qua đợt nắng nóng kéo dài đã bị chững lại, một số diện tích có hiện tượng lúa bị héo, chết.
Hiện tại, gia đình tôi đang tập trung làm cỏ, phun thuốc bảo vệ thực vật để cây lúa có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt trước khi bước vào sản xuất lúa vụ mùa.
Xã Sá Tổng là xã có diện tích cây trồng trên nương lớn nhất huyện Mường Chà. Vụ xuân hè năm nay, xã Sá Tổng gieo trồng 707ha; trong đó chủ yếu là lúa nương (140ha) và ngô (450ha ngô). Ông Hờ Khua Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Sá Tổng cho biết: Sá Tổng là xã vùng cao, khó khăn nhất của huyện Mường Chà.
Ở đây, người dân không có ruộng nước để làm nên bà con tập tập trung sản xuất trên nương. Ngay từ đầu vụ, chính quyền xã đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông phối hợp với các trưởng bản tổ chức họp bản để hướng dẫn người dân phát nương, làm đất đúng kỹ thuật; gieo trồng đúng khung thời vụ, tuyên truyền cho bà con chọn các loại giống đảm bảo chất lượng.
Vì vậy, tỷ lệ nảy mầm của các loại cây trồng đều đạt cao. Mặt khác, vì không có ruộng nước để sản xuất vụ lúa đông xuân, bà con tập trung thời gian để chăm sóc các loại cây trồng trên nương nên đến thời điểm hiện tại các loại cây trồng đều sinh trưởng, phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh gây hại.
Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Mường Chà, các loại cây trồng trên nương trên địa bàn đang sinh trưởng và phát triển tốt, tình hình sâu bệnh, dịch hại chưa có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, sau những trận mưa lớn vừa qua rất có thể các loại sâu bệnh phát triển, gây hại cho các loại cây trồng.
Do vậy, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Mường Chà khuyến cáo nhân dân: Ngoài việc tập trung chăm sóc, bà con nông dân cần phải thường xuyên theo dõi diễn biến của các loại dịch hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Related news

Liên tiếp trong 3 ngày qua, Hà Tĩnh có mưa trên diện rộng. Những cơn mưa làm dịu mát không khí, tưới tắm những cánh đồng, chấm dứt tình trạng hạn hán kéo dài suốt 2 tháng qua…

Công tác đầu tư hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, có nhiều bước tiến. Nổi bật nhất là việc người dân chủ động hiến đất, hùn vốn thực hiện các công trình thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Lúa chưa thu hoạch đã bị đỗ ngã, nguy cơ thương lái bỏ tiền cọc vì chất lượng gạo kém; còn lúa mới sạ xuống cũng bị chết hàng loạt nên phải sạ lại... đó là những tình cảnh khó khăn mà nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt do ảnh hưởng của mưa dầm kéo dài trong những ngày qua.

Là một trong 3 phong trào thi đua lớn của các cấp hội nông dân, thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi luôn được Hội Nông dân thị xã Ngã Bảy đặc biệt quan tâm. Từ đó, phong trào ngày càng lan tỏa mạnh và đạt hiệu quả chất lượng cao.

Những tưởng sống giữa vùng khô hạn chẳng khác nào sa mạc, kiếm được miếng ăn đã khó, nói gì đến việc làm giàu. Ấy vậy mà lão nông Nguyễn Thất, ở xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) vẫn trở thành tỷ phú.