Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Diễn Biến Phức Tạp
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh QuảngTrị, tính đến thời điểm này dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra ở 14 xã, phường, thị trấn.
Bao gồm: Triệu Vân, Triệu An, Triệu Lăng, Triệu Phước (huyện Triệu Phong); Hải An, Hải Khê (huyện Hải Lăng); Trung Hải, Trung Giang, TT. Cửa Việt (huyện Gio Linh) và Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thái, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạch (huyện Vĩnh Linh).
Với tổng diện tích bị bệnh là 78,23 ha, gây chết trên cả 2 đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hiện nay dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, chủ yếu gây chết ở tôm sau khi thả nuôi từ 15 - 50 ngày, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Nguyên nhân là do con giống thả nuôi có nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo chất lượng cộng với việc cải tạo ao nuôi chưa đúng quy trình, các hộ nuôi tôm thả quá gần nhau cùng với sự biến động thời tiết thất thường nên dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chi cục Thú y đã cấp hơn 20 tấn Chloril A để hỗ trợ các địa phương xử lý 61,47 ha diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh, trong đó có 16,45 ha được xác định do Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính, 34,87 ha bị bệnh Đốm Trắng, 10,15 ha bị bệnh Đầu vàng; số diện tích còn lại do người dân không báo dịch mà tự xử lý nên không xác định được nguyên nhân.
Bên cạnh đó, Chi cục đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người nuôi tôm phòng chống dịch bệnh như: xử lý nguồn nước tại ao nuôi và nước thải từ ao nuôi ra ngoài đúng quy trình; con giống thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, đạt chất lượng; không vận chuyển tôm ra vào vùng có dịch bệnh và lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân dịch bệnh trên tôm nuôi.
Related news
Với mục tiêu ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển, sau 2 năm triển khai, sáng 9/5, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả dự án.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã xác định hướng phát triển kinh tế của địa phương là phát huy lợi thế giáp biển, nhiều đầm bãi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm qua, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) tuy vẫn ở mức tiềm năng, nhưng đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.
Gần 1 năm trước, Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam đưa 140.000 trứng cá tầm lên nuôi ương ở hồ thủy điện Tuyên Quang thuộc địa bàn xã Khuôn Hà (Lâm Bình - Tuyên Quang). Đến nay, trọng lượng mỗi con cá tầm đã đạt trung bình từ 1,5 đến 2 kg, mở hướng phát triển kinh tế mới đối với huyện vùng cao này.
Thời điểm hiện nay, các hộ nuôi tôm trên toàn tỉnh Ninh Thuận đang tập trung cải tạo đìa, thả tôm nuôi. Về khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở xã An Hải (Ninh Phước) vào đầu tháng 5, không khí lao động rất khẩn trương.