Hiệu Ứng Từ Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm
Thời gian qua, nhiều lớp chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm tại hiện trường mang lại hiệu quả cao, từ 1 kg meo cho năng suất 3 - 5 kg nấm. Người dân áp dụng kỹ thuật chuyển giao, mang lại lợi nhuận, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".
Ðể thay đổi cách làm, tăng thu nhập cho gia đình từ trồng nấm rơm, nhiều hộ chủ động nhờ Hội Nông dân xã đứng ra mời kỹ sư đến giảng dạy tại hiện trường. Ðây là phương pháp chuyển giao kỹ thuật "mắt thấy, tai nghe và tự tay làm". Từ đó, nhiều hộ từ không thu nhập đã có thu nhập, nhiều hộ có thu nhập cao, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Ðiển hình như hộ anh Bé Năm, qua 6 tháng anh thu nhập trên 30 triệu đồng.
“Có được kết quả trên là nhờ nông dân tiếp thu và áp dụng được kỹ thuật từ lớp học”, ông Nguyễn Văn Hiểu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Phích, nhận định.
Từ nguồn nhân công nhàn rỗi, sân bãi, rơm sau thu hoạch lúa có sẵn, chi phí nguyên liệu thấp, thời gian thực hiện ngắn (12 - 14 ngày), với giá bán mùa thuận từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, mùa nghịch 60.000 - 70.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.
Kỹ sư Trần Minh Chòi, Phó trưởng Phòng Tổng hợp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cho biết, 4 lớp chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm (mỗi lớp 35 học viên) cho nông dân bằng hình thức vừa học, vừa làm giúp họ nhận thấy điểm khuyết về kỹ thuật. Từ đó, khi áp dụng tại gia đình đã phát huy được hiệu quả từ những gì được học.
Từ 1 kg meo giá thành chỉ 5.000 đồng sẽ cho sản lượng trung bình từ 3 - 5 kg nấm rơm, giá bán 40.000 - 50.000 đồng/kg tại vườn. Cùng với việc vận dụng kỹ thuật từ lớp tập huấn, nông dân không chỉ trồng được nấm rơm vào mùa thuận (mùa nắng) mà còn có thể dự trữ rơm sản xuất nấm cả mùa nghịch (mùa mưa). Nhờ đó, thu nhập của người dân, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo ổn định hơn.
Related news
Trong đó, ngoài việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, trung tâm cũng đã vận động, thông báo cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh.
Quá nửa đời gắn bó với nghề nông một nắng hai sương, lão nông Đinh Cương (thôn 1-xã An Phú-TP. Pleiku) vẫn chưa một ngày thôi trăn trở tìm cho mình một hướng đi mới, con đường mới với ước mong cuộc sống đỡ vất vả hơn. Cây dâu tây vốn không xa lạ với người dân Phố núi nhưng để trồng dâu tây thương phẩm thì gần như ông Cương mới là người đầu tiên dám nghĩ, dám làm…
Nhận định mùa Đông năm nay, thời tiết, khí hậu sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường với các hiện tượng như: sương muối, băng tuyết... gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gây thiệt hại nặng nhất là ở các xã vùng núi đá cao như Lũng Cú, Lũng Táo, Phố Bảng.
Là một xã vùng thấp của huyện Quang Bình, Bằng Lang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.514 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 2/3. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XXI, xã đã thực hiện chủ trương quy hoạch phát triển trồng cây cao su để tạo ra nhiều cơ hội về công ăn việc làm cho người lao động.
Trong vụ bưởi tết năm nay, nhiều vườn bưởi Năm Roi ở huyện Châu Thành nói chung và câu lạc bộ (CLB) bưởi tạo hình hồ lô ở xã Phú Tân nói riêng, không khỏi lo lắng khi trái non bị rụng ngay từ đầu vụ. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ mất mùa, đồng nghĩa với thu nhập trong dịp tết của nhiều nhà vườn cũng giảm theo.