Dịch Bệnh Trên Lúa Hè Thu Đang Diễn Biến Phức Tạp
Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh. Ngoài ra, còn có bệnh lem lép hạt, ốc bươu vàng, ngộ độc hữu cơ, rầy cánh phấn, sâu đục thân, chuột, sâu năng, ngộ độc phèn, bệnh cháy bìa lá,... phát sinh ở mức độ nhẹ và trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Vĩnh Hưng - Nguyễn Minh Sơn cho biết: Đến nay, toàn huyện đã gieo sạ được 28.500ha, chủ yếu là giống OM 4900, OM 6976, OM 7347, VĐ 20, Nàng hoa 9,...
Thời gian qua, do ảnh hưởng của mưa lớn nên có khoảng 215ha lúa Hè Thu mới gieo sạ bị thiệt hại phải sạ lại, tập trung ở các xã: Hưng Điền A, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Vĩnh Trị và Tuyên Bình. Trước tình hình trên, ngành chức năng khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện và theo dõi tình hình dịch bệnh để có cách phòng, trị bệnh đúng nhất, hiệu quả nhất.
Theo Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Hưng - Trần Tấn Tài, đến nay, toàn huyện gieo sạ dứt điểm trên 38.000ha lúa Hè Thu, trong đó, có 17ha đã thu hoạch. Từ đầu vụ, đã xuất hiện bệnh vàng lùn trên 90ha (xã Hưng Điền, Hưng Điền B), do nông dân gieo sạ ngoài lịch thời vụ, trong đó, có 18ha bị nhiễm trên 30%, nông dân tiến hành tiêu hủy và gieo sạ lại.
Anh Nguyễn Trọng Hữu, ở ấp Hưng Trung, xã Hưng Thạnh, huyện Vĩnh Hưng sản xuất 10ha lúa Hè Thu liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật An Giang chia sẻ: Hiện tình hình dịch bệnh trên cây lúa cũng khá phức tạp, chủ yếu là các bệnh: Rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn lá,...
Bởi một số hộ nông dân không hiểu rõ được tình hình diễn biến của dịch bệnh nên có những cách phòng trị bệnh không hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất lúa. Hiện tại, cánh đồng lúa của gia đình anh đang trong giai đoạn phát triển tốt, do vừa qua, anh được cán bộ Khuyến nông, bộ phận kỹ thuật của công ty hướng dẫn các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên lúa.
Sở NN&PTNT dự báo trong tuần tới, sâu bệnh trên lúa sẽ phát triển mạnh. Cụ thể, rầy nâu, sâu cuốn lá ở tuổi 5 đến trưởng thành. Bệnh đạo ôn lá sẽ gia tăng diện tích nhiễm và tỷ lệ bệnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đòng. Ốc bươu vàng xuất hiện nhiều trên ruộng mới gieo sạ ngập nước do mưa lớn.
Sâu đục thân, sâu phao, sâu năng, bọ trĩ, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn,... phát sinh trên lúa Hè Thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Bệnh khô vằn, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá,... phát sinh trên lúa đòng trổ - chín. Vì vậy, nông dân cần phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện bệnh trên lúa và phòng trừ hiệu quả.
Related news
Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2015 gồm: cà phê (28.483 tấn/49,09 triệu USD, giảm 16,05% về lượng, giảm 29% về giá trị); mì lát (8.000 tấn/2 triệu USD, giảm 63,5% về lượng, giảm 63,51% về giá trị); mủ cao su (1.543 tấn/ 2,39 triệu USD, tăng 78,94% về lượng, tăng 14,68% về giá trị); gỗ tinh chế (1,05 triệu USD, tăng 13,61%); các mặt hàng khác (đạt 7,47 triệu USD, gấp 2,13 lần so với cùng kỳ năm 2014).
Các loại cây trồng có diện tích gieo trồng đạt cao như: lúa nước 26.107 ha, đạt 98,1%; bắp 3.637 ha, đạt 72%, mía trồng mới 6.726 ha, đạt 84% và đậu các loại 2.406 ha… Các địa phương xuống giống đạt và vượt kế hoạch cao như: Kông Chro 3.497 ha, đạt 102%; Phú Thiện 8.401 ha, đạt 100%; Ia Pa 7.718 ha đạt 103%...
Đã thành truyền thống, sau những ngày vui Xuân, nông dân các địa phương trong tỉnh quay trở lại với việc đồng áng. Những ngày đầu Xuân đi khắp các cánh đồng lúa nước, cà phê, hồ tiêu… đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi trên nét mặt của người nông dân, ai cũng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mọi điều suôn sẻ sẽ đến trong năm mới 2015.
Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.