Thất Bại Vẫn Không Bỏ Cuộc

Với mô hình nuôi lợn, trồng thanh long, từ một hộ nghèo, đến nay gia đình chị Trần Thị Điều (dân tộc Cao Lan) ở thôn Gò Danh, xã Lưỡng Vượng, TP.Tuyên Quang đã có của ăn của để.
“Gia đình tôi từng nhiều năm phải chạy ăn từng bữa, cái đói, cái nghèo cứ bám riết”- chị Điều tâm sự khi đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình mình.
Quyết tâm xóa nghèo, chị Điều cùng với chồng con cần mẫn lao động trên 8 sào ruộng, đồng thời học hỏi nhiều cách làm ăn mới để thêm thu nhập cho gia đình. Năm 1994, gia đình chị bắt đầu chăn nuôi lợn.
Ban đầu, chị chỉ nuôi vài ba con để tận dụng cám và rau củ trồng trong vườn. Chăn nuôi hiệu quả, sau 3 năm, đàn lợn trong chuồng của gia đình chị tăng lên 5, rồi 10 con... Gia đình chị đã có đồng ra đồng vào. Song, năm 1999 dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của gia đình chị Điều gần như mất trắng.
“Lúc đó, tôi nghĩ mà tiếc của, phải mất mấy tuần tinh thần tôi mới yên ổn trở lại. Tôi trăn trở, nếu không chăn nuôi tiếp thì mình cũng không biết làm gì, huống gì cũng từ chăn nuôi mà gia đình tôi mới thoát nghèo...” - chị Điều bộc bạch.
Vậy là, với chút vốn còn lại, cộng với vay mượn anh em, bạn bè, chị Điều mua lại giống, tái đàn chăn nuôi trở lại. Từ đó đến nay, có thời điểm đàn lợn của gia đình chị phát triển lên tới 30 con. Chị chủ yếu chăn nuôi lợn thịt và lợn nái để cung cấp con giống cho gia đình. Mỗi năm chị xuất bán 3 lứa, tổng trọng lượng hơn 2,5 tấn. Nhờ đó, gia đình chị Điều có thu nhập 40-50 triệu đồng/năm.
Cùng với chăn nuôi, cuối năm 2012 chị Điều còn tận dụng hơn 1.000m2 diện tích đất vườn của gia đình để trồng thanh long ruột đỏ. Qua một năm, 70 gốc thanh long bắt đầu bói quả và cho thu nhập bước đầu. Chị Điều dự tính, nếu năm nay thời tiết thuận lợi, chị sẽ có khoản thu 20- 30 triệu đồng từ thanh long.
Ngoài ra, bên cạnh trồng 2 vụ lúa, chị còn tận dụng đất trồng dưa chuột, rau, củ các loại, mỗi năm cũng có thêm khoản thu 7 triệu đồng. Chị Điều tiết lộ, tổng thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, trung bình mỗi năm gia đình chị thu về hơn 60 triệu đồng.
Related news

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014

Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.

Sau một thời gian trồng thử nghiệm tại khu vực thôn 1, với giống bắp lai VN8960 trên vùng đất pha cát ven suối tại khu vực này cho năng suất cao, chất lượng hạt bắp to và đều, kháng sâu bệnh và có khả năng thích ứng rộng và chịu hạn tốt.