Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề xuất sửa đổi quy định về chế biến, xuất khẩu cá tra

Đề xuất sửa đổi quy định về chế biến, xuất khẩu cá tra
Publish date: Saturday. November 21st, 2015

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau hơn một năm triển khai thực hiện, Nghị định 36/2014/NĐ-CP đã có những tác động tích cực củng cố và thúc đẩy phát triển ngành hàng cá Tra.

Quy hoạch tổng thể nuôi các Tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long được rà soát, phù hợp với nhu cầu thị trường; nhiều vùng nuôi đã ứng dụng và được chứng nhận GAP hướng đến nuôi bền vững về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường; liên kết trong nuôi, chế biến cá Tra được hình thành và thúc đẩy rõ rệt hơn;

Thông tin nuôi, chế biến và xuất khẩu cá Tra được cập nhật, chính xác và chi tiết hơn, là cơ sở để quản lý và chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá Tra.

Đến nay có khoảng 2.500 ha nuôi cá Tra thương phẩm ứng dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.

Theo báo cáo của Hiệp hội cá Tra Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2015, đã có 203 doanh nghiệp thực hiện đăng ký hợp đồng xuất khẩu, tổng số hồ sơ được xác nhận là 16.560 bộ, gồm 20.980 lô hàng với tổng khối lượng sản phẩm cá Tra các loại đăng ký xuất khẩu là 739.653 tấn.

Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị định 36/2014/NĐ-CP cũng có những khó khăn nảy sinh.

Cụ thể, các quy định tại điểm b, điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 36/2014/NĐ-CP về sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh xuất khẩu có hàm lượng nước không được vượt quá 83%, tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% nhằm định hướng phát triển ngành hàng tới sản xuất sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh xuất khẩu chất lượng, nâng cao hình ảnh, uy tín của cá Tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Từ tháng 9/2014 – 6/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá và xác định tỷ lệ nước tự nhiên có trong cá Tra nguyên liệu; kết quả cho thấy hàm lượng ẩm từ 83% – 86% là giới hạn cho phép bảo đảm chất lượng và cảm quan của sản phẩm cá Tra phi lê, nếu vượt quá 86% chất lượng bị giảm và coi như lạm dụng và gian lận thương mại.

Mặt khác, sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước từ 83% trở xuống chỉ chiếm 3,03%, trong khi sản phẩm có hàm lượng nước lớn hơn 86% chiếm tới 75,32%.

Sản phẩm phi lê cá Tra có tỷ lệ mạ băng nhỏ hơn hoặc bằng 10% chiếm 49,35% sản phẩm có tỷ lệ mạ băng trên 20% chiếm 16,02%.

Trong các tháng 4 – 5/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tra hiện trạng xuất khẩu sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh tại 26 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra, kết quả cho thấy các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra hiện đang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước từ 83% - 89%, mạ băng từ 10% – 30%.

Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường yếu, các nhà nhập khẩu chưa chấp nhận tăng giá do tăng chất lượng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá Tra và cần có lộ trình thích hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định: Tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu.

Các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 30%.

Hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 86% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm.

Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra

Theo Nghị định 36/2014/NĐ-CP, thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá Tra phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra với Hiệp hội cá Tra Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục đích của việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra với Hiệp hội cá Tra Việt Nam là khâu kiểm soát cuối cùng trong chuỗi giá trị sản xuất của sản phẩm cá Tra, cân đối cung cầu giữa nhu cầu thị trường và sản xuất nguyên liệu, tạo động lực để các bên tham gia liên kết, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Đảm bảo truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đã phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Để tạo điều kiện cho các thương nhân xuất khẩu mà vẫn kiểm soát được chất lượng toàn chuỗi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sửa đổi theo hướng bãi bỏ thủ tục hồ sơ đăng ký với Hiệp hội cá Tra Việt Nam thay bằng Bản đăng ký của thương nhân với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cụ thể, theo dự thảo, trước ngày 25 hàng tháng, thương nhân nộp bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra theo mẫu quy định cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thương nhân có trách nhiệm lưu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được cơ quan hải quan xác nhận (Tờ khai Hải quan), bản gốc Hợp đồng mua cá Tra nguyên liệu, Hợp đồng gia công chế biến (trường hợp sản phẩm được chế biến theo hình thức gia công với một cơ sở chế biến khác) và bản sao Giấy đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm.

Thời gian lưu 24 tháng kể từ ngày xuất khẩu sản phẩm được chế biến từ nguồn cá Tra nguyên liệu trên…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.


Related news

Thế Mạnh Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thế Mạnh Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Ngành Thủy sản xác định công tác trọng tâm trong tháng 9 là tập trung vào công tác nuôi trồng thủy sản và thế mạnh chính là nuôi tôm thẻ chân trắng.

Thursday. September 5th, 2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng

Theo thống kê của Sở nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 11.400 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong đó, 5 huyện có diện tích nuôi trồng với quy mô trên 1.000 ha là Chư Sê 4.000 ha, Kbang 3.800 ha, Chư Pah 3.200 ha, Krông Pa 1.500 ha và Phú Thiện 1.000 ha.

Friday. September 6th, 2013
Kết Luận Ban Đầu Về Nguyên Nhân Cá Chết Ở Gia Thủy (Ninh Bình) Kết Luận Ban Đầu Về Nguyên Nhân Cá Chết Ở Gia Thủy (Ninh Bình)

Như Báo Ninh Bình đã đưa tin phản ánh về việc cá nuôi của các hộ dân ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ nông dân ở đây rơi vào cảnh trắng tay. Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh đã có những kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết.

Friday. September 6th, 2013
Lần Đầu Được Cấp Phép Đánh Bắt Trên Ngư Trường Indonesia Lần Đầu Được Cấp Phép Đánh Bắt Trên Ngư Trường Indonesia

Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.

Friday. September 6th, 2013
Thành Công Mô Hình Chuyển Đổi Trong Ao Nước Lợ Thành Công Mô Hình Chuyển Đổi Trong Ao Nước Lợ

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.

Friday. September 6th, 2013