Vải thiều VietGAP lên ngôi
Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng, nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở kinh đô vải thiều Lục Ngạn… Gia đình ông Vũ Lệnh Ân ở thôn Kim Thạch, xã Thanh Hải (Lục Ngạn), có vườn vải thiều rộng hơn 1 ha, với 300 cây khoảng 10 năm tuổi.
Vốn là hộ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc vải thiều nên nhiều năm liên tục vải thiều nhà ông Ân được mùa, cho thu hoạch từ 16 – 24 tấn quả tươi, trị giá khoảng 2 trăm triệu đồng/năm.
Tuy nhiên cách đây hai năm, cũng như nhiều hộ dân trồng vải khác, ông Ân còn rất mơ hồ về kiến thức sản xuất vải thiều VietGAP.
Bởi vậy, cứ khi nào vườn vải nhà ông cảm thấy cần bón phân là ông sẽ bón hoặc như khi thấy quả vải có biểu hiện sâu bệnh là vác bình ra phun.
Các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng theo kinh nghiệm nên nhiều khi gây lãng phí và ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả gia đình… Nhưng từ vụ vải năm 2011, việc chăm sóc vườn vải thiều đã được ông Ân áp dụng theo cách khác khoa học hơn – sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP.
Nhờ được trải qua qua 6 lớp tập huấn kiến thức khoa học về quy trình sản xuất vải thiều sạch an toàn (bản chất là thực hành nông nghiệp tốt) nên ông Ân đã áp dụng hiệu quả vào vườn vải nhà mình.
Theo đó, các công đoạn chăm sóc từ việc tỉa cành, tưới nước, bón phân loại phân nào, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ra sao trên cây vải, đến việc thu hoạch quả vải… đều được ghi chép vào sổ nhật ký lưu trữ tại hợp tác xã nhằm tạo ra sản phẩm vải thiều sạch an toàn cung cấp ra thị trường.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Lệnh Ân chia sẻ: “Việc sản xuất vải thiều VietGAP tuy phức tạp (bởi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất) hơn cách làm truyền thống nhưng không khó thực hiện.
Hơn nữa nhờ áp dụng tốt kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là trong việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ loại thuốc hoá học chuyển dần sang các loại thuốc sinh học và bảo đảm thời gian cách ly nên sản phẩm làm ra không chỉ an toàn cho người tiêu thụ sản phẩm mà còn bảo đảm sức khoẻ cho cả chủ vườn.
Nếu tất cả xã cùng áp dụng sản xuất vải thiều VietGAP thì sẽ kiểm soát tốt sâu bệnh trên cây vải, giảm chi phí sản xuất.
Thực tế năm vừa qua, gia đình tôi sản xuất vải thiề VietGAP cho chất lượng quả vải thơm ngon và bán được giá cao hơn so với giá vải thiều bình quân của huyện khoảng 60%”.
Kim Thạch là một trong hai thôn của huyện Lục Ngạn được Dự án FAPQD do Canada tài trợ thực hiện mô hình điểm thành lập hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP từ tháng 2 năm 2011.
HTX hiện còn 24 hội viên, được phân làm 6 tổ sản xuất.
Cơ bản hội viên của HTX đều là những người cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất cây vải thiều nên khi được tập huấn thêm kiến thức khoa học về thực hành nông nghiệp tốt, các hội viên đã áp dụng hiệu quả vào chăm sóc vải thiều dụng vào chăm sóc vải thiều của gia đình mình.
Do đó diện tích vải thiều của thôn phát triển rất xanh tốt, thời điểm này cây đang trong thời trĩu quả và hứa hẹn cho một mùa thu hoạch khá.
Ông Nguyễn Đức Cảnh, Phó Chủ nhiệm HTX sản xuất và tiêu thụ vải thiều sạch Kim Thạch cho biết: “Để kiểm soát chất lượng quả vải, chúng tôi đã giao trách nhiệm cho 6 tổ sản xuất tự kiểm tra chéo nhau trên hồ sơ sổ sách ghi chép cũng như quá trình sản xuất thực tế vải thiều của hội viên về 65 tiêu của VietGAP.
Hiện vườn vải của hội viên nào cũng đều có mã vườn và mã số khoản vườn.
Quá trình sản xuất từng công đoạn cho cây vải được ghi chép và lưu giữ cẩn thận trên sổ sách và được kiểm tra giám sát chặt chẽ, bảo đảm sản phẩm vải thiều cung cấp ra thị trường đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hơn nữa sổ hồ sơ sản xuất vải thiều của HTX được lưu trữ trong thời gian ba năm, nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người tiêu thụ.
Related news
Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.
Những loại vải này có màu sắc rất kém, quả to, cùi mỏng, chùm quả không đều… Đây là loại vải còn được nông dân gọi là vải “ngố”, có thể trồng ở nhiều nơi.
Chỉ khi đóng vai thương lái thu mua mới có cái nhìn thật nhất về giá vải thiều ở “thủ phủ” Bắc Giang. Người nông dân đã và đang mất ăn mất ngủ vì vải thiều. “Đến hẹn lại lên”, do không tìm được đầu ra, người nông dân than trách: Thông tin không chuẩn xác như lâu nay chẳng khác gì “cầm dao cứa vào tim chúng tôi”!