Hơn 1.500 Ha Tôm Nuôi Bị Chết

Trước tình hình tôm chết nhiều, tỉnh Kiên Giang đã mua hóa chất để tiêu hủy các ổ dịch nguy hại đến tôm.
Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, xuất hiện mưa đầu mùa làm thay đổi môi trường nước khiến cho hơn 1.500 ha tôm nuôi ở tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại, phải thu hoạch sớm. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp ở vùng Tứ Giác Long Xuyên bị thiệt hại toàn bộ hơn 72ha do bệnh đốm trắng và hoại tử gan.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, tình hình dịch bệnh có nguy cơ gia tăng, khó kiểm soát do đang vào thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho virus gây bệnh phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Hiện nay, tỉnh đã có kế hoạch mua 20 tấn hóa chất Chlorine hỗ trợ các địa phương để tiêu hủy các ổ dịch bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch ngay khi mới phát sinh. Tuy nhiên, do số lượng Chlorine không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nên UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 60 tấn hóa chất Chlorine từ nguồn dự trữ Quốc gia để phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi trong chiều hướng diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho nông dân.
Ông Quảng Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, tình hình năm nay đến thời điểm này thì cũng chưa có gì nhưng đối với nắng cỡ ba mươi mấy bốn chục độ này thì khuyến cáo bà con cố gắng nâng mực nước lên để đừng cho nhiệt độ nóng quá. Sử dụng các khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho tôm để tôm không bị sốc. khi dịch xảy ra thì mình sử dụng hóa chất dự phòng để đừng cho nó lây lan.
Related news

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.

Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai vừa triển khai Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà (thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà) với sự tham gia của 17 hộ dân, thể tích các lồng đạt 680 m3 nước.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thuốc thú y. Tuy nhiên, ở khâu phân phối nhiều cửa hàng thuốc thú y không làm tốt khâu bảo quản đã làm ảnh hưởng đến chất lượng; trong khi đó, một số cửa hàng bán nhiều loại thuốc khác nhau nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát.