Tôm Chết Hàng Loạt, Nghi Nhiễm Bệnh Đốm Trắng
Trong thời gian qua, các hộ nuôi tôm ở thôn Cổ Lũy Bắc - Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi trong cảnh điêu đứng bởi, tôm nuôi chết hàng loạt, nhiều hộ trắng tay vì chi phí đầu tư quá lớn.
Sau khi nhận thông tin của người dân phản ánh về tình hình tôm dịch bệnh chết, ngày 23/4/2014, Chi cục Thú y Quảng Ngãi đã đến các hồ nuôi để lấy mẫu nước kiểm tra độ mặn và lấy mẫu tôm phân tích tìm rõ nguyên nhân. Ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng phòng Thuỷ sản, Chi cục Thú y Quảng Ngãi cho biết, theo nhận định sơ bộ, tôm có khả năng nhiễm bệnh đốm trắng vì trên lớp vỏ có những chấm trắng li ti, lấy tay cào nhẹ không tróc. Chi cục sẽ gửi mẫu ra Cơ quan Thú y vùng IV xét nghiệm để làm rõ hơn.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng yêu cầu các hộ nuôi tôm ở khu vực nhiễm bệnh sử dụng ngay hoá chất chlorine để khử trùng, tiêu độc hồ nuôi; phơi hồ trong vài tháng để diệt hết mầm bệnh, sau đó mới thả nuôi lại. Ngoài ra, Chi cục cũng sẽ xem xét đề nghị hỗ trợ đối với những hộ có đầy đủ giấy tờ kiểm dịch tôm giống hợp pháp.
Nhiều người dân có tôm bị chết cho hay họ, đã nhập giống tôm của Công ty CP Nam miền Trung để thả nuôi. Từ ngày 10/3/2014 đến nay, tôm chết bất thường. Trong đó, có 54 hộ nuôi tôm ở thôn Cổ Lũy Bắc - Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi đang điêu đứng trước tình trạng tôm thả nuôi khoảng 1 tháng đột nhiên mắc bệnh và chết hàng loạt, nhiều hộ trắng tay.
Ông Phan Văn Bé, người nuôi tôm ở thôn Cổ Lũy Bắc - Vĩnh Thọ cho biết, vụ tôm này ông thả nuôi 5 hồ, với 250.000 con/hồ. Ban đầu, tôm phát triển bình thường, nhưng đến 25 ngày tuổi tôm chết nổi khắp mặt nước. Không còn tiền đầu tư mua giống “có địa chỉ”, gia đình ông phải chấp nhận mua giống trôi nổi trên thị trường để thả lại, nhưng tôm vẫn chết nên đành bỏ hồ trắng.
Theo ông Trần Thanh Quảng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Phú, do không có đất sản xuất nông nghiệp, người dân trong xã phải tận dụng diện tích dọc theo mé sông Trà Khúc để nuôi tôm. Hiện tại, xã có khoảng 16 ha nuôi tôm, nhưng có tới 15 ha đã chết sạch. Trước tình hình này, Hội đã báo cáo cho chính quyền địa phương tìm hướng xử lý; đồng thời khuyến cáo bà con ngừng nuôi một thời gian.
Related news
Theo đó, ngày 9/7/2014 cơ sở giết mổ (CSGM) Hoàng Phúc (xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, Long An) tiếp nhận 2 xe vận chuyển heo mang biển số 36C-30436 và 36C-01729 xuất phát từ khu tập trung lợn tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đưa vào cơ sở để giết mổ, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (GCNKD) số 004613/CN-KDĐVNT và 004625/CN-KDĐVNT cấp ngày 6/7/2014 và 7/7/2014 của Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình. Tổng số heo của 2 xe là 336 con.
Theo Vinafruit, để đa dạng thị trường, có thêm thị trường mới, điều bắt buộc là trái thanh long phải xử lý được sâu đục trái. Vì thế, người trồng thanh long kỳ vọng một khi Việt Nam có thể kiểm soát được ruồi đục trái nhờ biện phát chiếu xạ sẽ giúp trái thanh long sẽ có mặt ở những thị trường mới, số lượng XK cũng lớn hơn.
Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở huyện Mỹ Lộc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt cay xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.
Ngoài bán bông tươi, người dân còn làm dưa chua điên điển, giá 30.000 đ/hộp (0,5kg). Bông điên điển là món ăn ưa thích của người dân ĐBSCL, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Hiện tại, giá lúa IR 50404 thu mua tại ruộng đang ở mức 5.000 - 5.200 đ/kg. Còn gạo nguyên liệu thuộc giống IR 50404 đang được các DN chế biến và XK thu mua với giá 7.600 - 7.700 đ/kg, tăng 100 đ/kg so với tuần trước.