Dạy nghề nuôi trồng thủy sản cho nông dân

Trong 3 tháng đào tạo, các học viên sẽ được tìm hiểu thông tin về các loại cá có giá trị kinh tế; kỹ thuật nuôi cá truyền thống thương phẩm, đặc sản;
Kỹ thuật sản xuất giống + ương nuôi; kỹ thuật xây dựng, cải tạo ao nuôi; cách xử lý tình huống về nước và đất; phương pháp chăm sóc, phòng trị bệnh; cách chế biến thức ăn dinh dưỡng...
Lớp học giúp bà con nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi, đồng thời là dịp để các hộ nuôi trồng thủy sản chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong thực tế nuôi trồng.
Related news

Sáng 14-6, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững vùng cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Ngoài các đại biểu là lãnh đạo tỉnh, ban ngành, hội thảo còn thu hút hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành đến dự.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu 2013. Do lượng lúa nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều lò sấy lúa.

Năng động và nhạy bén, bước đầu họ đã thu được những thành công trên con đường làm giàu chính đáng. Thành công của họ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn mở ra các hướng làm ăn, tạo việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn Kiên Giang.

Chỉ với diện tích 1 sào mặt nước, anh Lê Thanh Tịnh ở thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh đã đầu tư sản xuất mang lại thu nhập trên 230 triệu đồng/vụ. Cách làm của anh mới, dễ áp dụng và gần gũi với bà con ngư dân, đó là nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất.