Hà Tĩnh triển khai đóng tàu vỏ thép

Trong đó có 26 tàu khai thác, 3 tàu hành nghề dịch vụ trên biển.
Để thực hiện đúng quy định, đóng tàu theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Đầu tư & phát triển VN (BIDV), Cty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy, Cty CP Cơ khí đóng tàu Nghệ An với 3 ngư dân Nguyễn Văn Truyền, Lê Văn Ất, Trần Quốc Rạng ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân).
Cả 3 tàu này được khởi công từ ngày 28/6. Dự kiến sau 150 ngày sẽ hạ thủy.
Ông Lê Đức Nhân, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết, chủ trương của tỉnh trước mắt là tập trung đóng 4 tàu cá vỏ thép trong đợt 1 để làm mẫu. Sau đó nếu phía thi công, chủ tàu thực hiện đúng quy định, đảm bảo chất lượng tốt, sẽ tiếp tục triển khai đóng mới toàn bộ số tàu còn lại.
"Các tàu cá đóng mới lần này có cùng một series và cùng nghề lưới rê, với chiều dài lớn nhất là 25,2 m, chiều rộng thiết kế 6,5 m, chiều cao mạn 3,1 m, công suất máy chính 811 CV, máy hiệu Mitshubishi Nhật Bản, sử dụng đủ cho 10 thuyền viên, hoạt động liên tục 1.500 hải lý với các hệ thống thiết bị máy móc, thông tin hàng hải hiện đại, đủ sức chứa lương thực, thực phẩm cho 20 ngày đêm đánh bắt liên tục trên biển. Chi phí đóng mới trên 15 tỷ đồng/tàu", ông Nhân nói.
Related news

Anh Nguyễn Thanh Thánh khiến nhiều người nể phục, tìm đến học hỏi khi vượt khó thoát nghèo, vươn lên trở thành tỉ phú bằng chính sức lao động của mình

Mạnh dạn thuê đất trồng gấc, chỉ một năm sau, ông Đặng Văn Hai ở H.Mang Thít (Vĩnh Long) đã có thu nhập gần 600 triệu đồng.

Với 7 ha trồng nhãn, mô hình sản xuất của ông Nguyễn Hữu Thanh ở xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre thu về lợi nhuận 2 tỷ đồng mỗi năm.

Cây khóm (dứa) là một trong mười loại nông sản được tỉnh Hậu Giang lựa chọn để xây dựng vùng chuyên canh, tập trung, phát triển thành nông sản chủ lực

Gần 30 năm liên tục nuôi cá, nhưng chỉ 4 năm trở lại đây, ông Nguyễn Văn Khôi mới thực sự “bỏ ống” được hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ áp dụng công nghệ Thái Lan