Đậu xanh vào mùa thu hoạch
Xã Khánh Bình Tây là địa phương trồng nhiều vụ đậu xanh dưới ruộng nhất và nhiều nhất của huyện Trần Văn Thời. Tập trung nhiều ở các ấp: Cơi 5A, Cơi 5B, Ðá Bạc, Cơi Tư và rải rác ở ấp Cơi 6B. Từ việc trồng đậu xanh, nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Sau nhiều năm khẳng định được hiệu quả kinh tế của việc trồng đậu xanh, đến nay, chị Nguyễn Thị Hồng Gấm, ấp Cơi 5A, xã Khánh Bình Tây, mạnh dạn trồng đậu xanh hết diện tích đất. Hiện gia đình chị thu hoạch xong đợt 1, đang chuẩn bị thu hoạch đợt còn lại. Ước bình quân mỗi công trên 200 kg đậu hột. Với mức giá hiện nay là 26.000 đồng/kg, vụ đậu xanh năm nay gia đình chị thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Chị Gấm thông tin thêm, mấy năm nay nhiều hộ mở rộng diện tích trồng đậu xanh dưới ruộng nên các chị em thành lập tổ thu hoạch đậu xanh vần công. Nhờ vậy mà không tốn kém chi phí thuê nhân công vào thời điểm thu hoạch.
Nếu như năm trước chỉ có vài hộ nông dân trồng đậu xanh thử nghiệm, diện tích vài công thì năm nay, nông dân ấp 8, xã Khánh Bình Ðông mạnh dạn mở rộng diện tích lên 15 ha, với 19 hộ tham gia. Vụ đậu xanh năm nay chị Tăng Thu Huyền, ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, trồng 3 công, ước tính mỗi công thu hoạch từ 150 - 200 kg. Nếu mức giá ổn định như hiện nay thì gia đình chị có lãi từ 8 - 9 triệu đồng.
Ông Dương Văn Hoà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Ðông, cho biết, vụ đậu xanh năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, hiện bà con đang khẩn trương thu hoạch đợt đầu. Giá đậu xanh được các thương lái chào hàng tương đối cao, dao động từ 24.000 - 25.000 đồng/kg, cao hơn từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Ở mức giá này thì người trồng đậu xanh có thu nhập khá.
Trồng đậu xanh dưới ruộng không chỉ đem lại thu nhập cho nông dân, tránh lãng phí đất, mà còn tạo việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương. Chị Ngô Thị Dễ, ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, chia sẻ: “Hiện giờ, ngoài đồng ruộng cũng chẳng có việc gì làm. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, tôi đi bẻ đậu xanh mướn cho bà con. 1 ngày ráng làm, bẻ được 25 thùng, mỗi thùng chủ ruộng trả 6.000 đồng”.
Chị Nguyễn Thị Ðát, ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, cũng cho biết, công việc bẻ đậu xanh mướn này cũng không cực khổ lắm, tranh thủ thời gian rảnh cũng kiếm được mấy chục ngàn đồng/ngày, xoay xở trong gia đình.
Vào những ngày này, tại các ruộng trồng đậu xanh ở xã Khánh Bình Ðông, không chỉ có chị Dễ, chị Ðát làm công việc thu hoạch đậu xanh mướn mà còn có các em học sinh. Tranh thủ thời gian 1 buổi không đến trường, các em bẻ đậu xanh mướn cũng kiếm thêm được ít tiền phụ cha mẹ lo chuyện học hành.
Related news
Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.
Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu cao hơn các năm trước với tỷ lệ gần 60% tổng sản lượng; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 7,2%, so với năm 2012.
Từ tháng 9–2013, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở Anh Khoa (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, Thuận Nam). Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho người nuôi tôm phát triển nghề theo hướng bền vững.
Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL).
Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.