Hiệu Quả Mô Nuôi Hình Tôm Hùm Lồng Ở Cửa Biển Sa Huỳnh Ở Quảng Ngãi

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).
Trước khi triển khai mô hình, hộ tham gia mô hình được hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật nuôi tôm hùm. Lồng nuôi được thiết kế: khung lồng có đường kính 16 cm, có 2 lớp lưới bọc bên ngoài, kích thước mắt lưới bao ngoài là 3 cm, lưới bên trong có kích thước mắt lưới 2,5 cm. Trên mặt lồng có gắn ống nhựa cho ăn. Vị trí đặt lồng ở cửa biển Sa Huỳnh, tương đối kín gió, nguồn nước tương đối ổn định quanh năm, tàu bè ít qua lại, độ sâu nước biển trên 5m. Tổng số giống tôm thả ban đầu là 150 con, tôm giống khỏe mạnh, tương đối đồng đều về kích cỡ (trung bình 150 gram/con), màu sắc tươi sáng, không bị mất phần phụ.
Ngày 03/12/2012, Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã tổ chức tổng kết mô hình. Theo báo cáo của hộ tham gia mô hình tại buổi tổng kết, tôm được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 - 8 giờ sáng và 4 - 6 giờ chiều. Thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi, cắt nhỏ cho vừa cỡ với miệng tôm. Trước khi cho ăn phải rửa sạch thức ăn bằng nước ngọt. Tôm hùm ăn tạp và ít kén chọn thức ăn vì vậy không nhất thiết cho ăn cùng một loại cá. Định kỳ bổ sung thuốc bổ tổng hợp trộn vào trong thức ăn cho tôm ăn tăng cường sức khoẻ cho tôm. Thường xuyên lặn kiểm tra để xác định thức ăn thừa hay thiếu, tình trạng sức khoẻ của tôm, định kỳ 3 ngày vệ sinh và kiểm tra lồng nuôi để kịp thời sửa chữa.
Sau 8 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng từ 0,9 kg đến 1,0 kg/con, tỷ lệ sống đạt 92%, hệ số thức ăn là 15.0. Giá bán tôm thương phẩm hiện tại là 1,8 triệu đồng/kg, anh Được thu khoảng 225 triệu đồng. Tổng chi hết khoảng 139 triệu đồng, anh Được còn lãi khoảng 86 triệu đồng.
Tại buổi tổng kết, ý kiến đánh giá của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình và cộng tác viên đều cho rằng, tuy đây là mô hình lần đầu tiên được thực hiện tại xã Phổ Thạnh nhưng đã thành công cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Người dân tham dự buổi tổng kết đã trao đổi sôi nổi về kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng, những lo lắng về chất lượng con giống, quy hoạch vùng nuôi an toàn không bị ảnh hưởng bởi tàu thuyền, kỹ thuật phòng trị bệnh, giá cả thị trường tôm thương phẩm...
Kết luận tại buổi tổng kết, ông Phạm Giang Nam – trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ đã đề nghị hộ tham gia mô hình hộ ông Đỗ Văn Được, cần phổ biến kỹ thuật nuôi cho người dân có nhu cầu nuôi tôm hùm. Đồng thời đề nghị UBND xã Phổ Thạnh quy hoạch vùng nuôi an toàn, tránh tình trạng người dân ồ ạt nuôi tôm hùm tự phát.
Related news

Anh Huỳnh Bửu Hiệp, chủ vựa xoài Hiệp Dân, cho biết: “Hiện tại, nhu cầu nhập xoài từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Các loại xoài xuất sang thị trường này chủ yếu như Thanh Ca, Úc, Đài Loan, keo, trong đó, xoài Thanh Ca và keo là mặt hàng chủ lực”.

Ông Nguyễn Thanh Thủy, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) nói: Nếu như trước đây thu hoạch 2 ha lúa xong là tiến hành đốt đồng, còn năm nay thì rơm được thương lái ở Trà Vinh sang thu mua hết. Ruộng gần đường xe tải đến được thì 1 ha rơm bán được 1 triệu đồng, đồng xa lộ lớn giá 800.000đ/ha.

Cụ thể, phấn đấu tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc BVTV trong rau vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014; Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10% so với năm 2014; Tỷ lệ mẫu giám sát ô nhiễm vi sinh trong thịt gia súc, gia cầm vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014.

Cụ thể, tôm Việt Nam đã chiếm gần một nửa lượng tôm NK của Hàn Quốc với 27.791 tấn (tăng 36% so năm 2013) và bỏ xa nước đứng thứ hai là Trung Quốc (13.936 tấn). Giá trị tôm Việt Nam XK sang Hàn Quốc đạt 290,245 triệu USD (tăng 60%), cao gấp hơn 4 lần so với nước đứng thứ hai là Trung Quốc (69,58 triệu USD).

Nông dân Nguyễn Văn Tiên, tổ dân phố Tân Hòa 1, thị trấn Cam Đức, một người trồng xoài Úc có thâm niên cho biết: Từ tháng 6 (ÂL) khi thu hoạch xong xoài chính vụ, bà con trồng xoài Úc bắt đầu tất bật chăm sóc, bón phân, tưới nước để giúp cây lấy lại sức. Đến tháng 9 bắt đầu đánh thuốc để điều khiển cho xoài ra hoa trái vụ “canh” đúng dịp gần tết.