Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư, Nâng Cao Hiệu Quả Các Công Trình Thủy Lợi Thúc Đẩy Nông Nghiệp Phát Triển

Đầu Tư, Nâng Cao Hiệu Quả Các Công Trình Thủy Lợi Thúc Đẩy Nông Nghiệp Phát Triển
Publish date: Thursday. August 28th, 2014

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh thì toàn tỉnh hiện có 200 công trình thủy lợi; trong đó có 94 hồ chứa và đập dâng, 6 công trình trạm bơm, kênh tiêu, kênh tưới, hàng năm, phục vụ nước tưới cho gần 34.000 ha cây trồng các loại, gồm: 5.000 ha lúa nước hai vụ, trên 2.000 ha rau màu, 27.000 ha cà phê, hồ tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày... chiếm 54% tổng diện tích cây trồng. Trong số đó, nhiều công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả thiết thực.

Điển hình, công trình thủy lợi Đắk Diêr tại xã Chư K’nia (Chư Jút) được đưa vào sử dụng từ năm 2010. Công trình này có trữ lượng nước chứa khoảng 6 triệu khối nước, có nhiệm vụ tưới cho 920 ha cây trồng các loại; trong đó, có 250 ha lúa, 120 ha cà phê và 550 các loại cây hoa màu khác.

Bà Hoàng Thị Mị ở xã Chư K’nia cho biết: "Những năm trước, khi Nhà nước chưa đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Ðắk Diêr thì đất ruộng chỉ gieo cấy được một vụ mà cũng kém năng suất lắm. Bây giờ, kênh mương dẫn nước về đến chân ruộng, tôi sản xuất 2 vụ ăn chắc mà không lo lắng gì nữa”.

Bên cạnh việc đầu tư các hạng mục đập chính, kênh mương đầu mối thì thời gian qua, các cấp chính quyền thôn, xã còn huy động hàng ngàn ngày công từ nhân dân đào đắp, nạo vét, khơi thông dòng chảy trên 10 km kênh mương, đà đắp bờ vùng, bờ thửa, làm thủy lợi mặt ruộng với khối lượng hàng trăm mét khối, tu sửa nhiều cống lớn nhỏ, cứng hóa 1,5 km kênh mương, lắp đặt 6 điểm cống tiêu thoát nước...

Ngoài phục vụ tưới tiêu, công thủy lợi Đắk Diêr còn làm tăng và cải thiện nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sinh sống trên vùng đất khô cằn, sỏi đá này. Ngoài ra, công trình thủy lợi đưa vào sử dụng đã góp phần cải tạo tiểu khí hậu trong vùng, tạo nguồn lợi từ nuôi trồng thủy sản, giải quyết tốt vấn đề giao thông nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hàng ngàn hộ dân tộc thiểu số trong vùng.

Còn đối với hồ chứa Đắk D’rông, xã Đắk D’rông (Chư Jút), hàng năm, cung cấp nước tưới cho người dân ở các thôn 10, 11, 12, 15, 17 và 19 sản xuất đạt hiệu quả cao. Khi mỗi vụ lúa đi qua, bà con nông dân vô cùng vui mừng nhờ lúa luôn được mùa bội thu. Theo ước tính, năng suất lúa bình quân 6 tấn/ha, có những vùng đạt đến 6,5 tấn/ha, cao hơn 2 - 2,5 tấn so với trước đây.

Tương tự, tại huyện Krông Nô, toàn huyện đã đầu tư xây dựng được 8 công trình thủy lợi trọng điểm, phân bổ đều trên địa bàn. Vì vậy, từ năm 2006 đến nay, diện tích sản xuất lúa nước 2 vụ của huyện được nâng lên từ 1.300 ha lên trên 2.000 ha, còn diện tích ngô lai đông xuân từ 900 ha lên 1.900 ha.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT thì diện tích cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu… nhờ có các công trình thủy lợi đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu nguồn nước tưới. Cùng với việc tăng diện tích gieo trồng do chủ động được nguồn nước tưới thì hệ số sử dụng đất cũng tăng lên, hiện nay đã đạt 1,5 lần.

Có thể nói, các công trình thủy lợi đưa vào khai thác đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư thâm canh, áp dụng hiệu quả các biện pháp khoa học kỹ thuật, nên năng suất cây lúa nước từ 4,89 tấn/ha năm 2006, đến nay tăng bình quân 6,8 tấn/ha.

Nhiều địa phương thâm canh tốt đã đạt trung bình 7-8 tấn/ha như các xã Đức Minh, Đức Mạnh (Đắk Mil), Chư K’nia, Đắk D’rông, Nam Dong (Chư Jút), Đắk Nang, Đức Xuyên, Buôn Choáh, Nâm N’đir (Krông Nô)…

Đối với cây ngô lai, năm 2006, năng suất cây ngô mới chỉ đạt 5,6 tấn/ha, đến nay, bình quân đã đạt ngưỡng 6,5 tấn/ha. Mặt khác, các công trình thủy lợi còn giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước, giảm bớt dòng chảy khi mưa lớn và tập trung khắc phục một phần tình trạng úng lũ cục bộ tại địa phương.


Related news

Gia Nghĩa Đẩy Mạnh Thực Hiện Ứng Dụng Khoa Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Gia Nghĩa Đẩy Mạnh Thực Hiện Ứng Dụng Khoa Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Nghiệp

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2012-2014, để khuyến khích và hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển sản xuất nông nghiệp, địa phương đã thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho 37 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, với tổng số tiền là hơn 2,5 tỷ đồng.

Friday. September 12th, 2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Cỏ Ghile Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Cỏ Ghile

Cỏ Ghile (còn gọi là cỏ ngọt) được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng nhập giống từ Trường Đại học Nông - Lâm nghiệp Thái Nguyên từ cuối năm 2013, triển khai trồng mô hình tại xã Ngối Cáy. Giống cỏ này được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, dê, thỏ và cá, có những ưu điểm vượt trội so với cỏ voi và cỏ VA06 khi hệ số sử dụng đạt 100% bởi thân mềm, có vị ngọt mát.

Friday. September 12th, 2014
Bắc Giang Có 28 Cánh Đồng Mẫu Vụ Đông Bắc Giang Có 28 Cánh Đồng Mẫu Vụ Đông

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, vụ đông năm nay toàn tỉnh có kế hoạch xây dựng 28 cánh đồng mẫu tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh, tăng 15 cánh đồng so với vụ ĐX 2013-2014.

Friday. September 12th, 2014
Mô Hình Làm Giàu Từ Niềm Đam Mê Nghề Trồng Hoa Mô Hình Làm Giàu Từ Niềm Đam Mê Nghề Trồng Hoa

Không có mặt bằng, không nghề nghiệp, không có vốn nhưng nhờ đam mê hoa lan và mạnh dạn đầu tư đã giúp gia đình chị Lê Thị Hồng Hạnh (thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) có được cơ ngơi khang trang, con cái đều học tập thành đạt và đã tạo được uy tín cho nhiều khách hàng.

Friday. September 12th, 2014
Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Lạc Giống Mơí Trên Đất Chuyển Đổi Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Lạc Giống Mơí Trên Đất Chuyển Đổi

Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh Quảng Nam, diện tích gieo trồng vụ hè thu có khoảng 44.000 ha, trong đó khoảng trên 5.000 ha đất lúa không chủ động nước, sản xuất kém hiệu quả cần được chuyển đổi.

Friday. September 12th, 2014