Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm diện tích nhiễm đốm nâu trên cây thanh long

Giảm diện tích nhiễm đốm nâu trên cây thanh long
Publish date: Thursday. October 29th, 2015

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, những vùng, vườn thanh long được tổ chức vệ sinh tốt, vườn thông thoáng, gắn với việc sử dụng các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời, tỉ lệ bệnh rất thấp, diện tích nhiễm bệnh giảm.

Tuyên truyền bằng nhiều hình thức

Đến nay, các địa phương tiếp tục công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông báo diễn biến tình hình bệnh đốm nâu hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điển hình, trong tháng 9/2015, toàn tỉnh đã tổ chức tập huấn thêm 35 lớp tại Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Tân.

Lũy kế từ đợt cao điểm đến nay đã tổ chức 347 lớp; phát tán thêm 1.314 tờ rơi, tài liệu.

Ngoài ra, các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với địa phương bám sát địa bàn, thống kê diện tích nhiễm bệnh, đặc biệt diện tích nhiễm nặng để khoanh vùng và có biện pháp xử lý.

Để tiêu hủy mầm bệnh, các huyện trồng thanh long đã tiếp tục tiến hành tỉa cành bệnh để xử lý.

Kết quả, lượng cành thu gom để xử lý trong tháng 9 là 214 tấn, trên diện tích khoảng 214 ha.

Lũy kế đến nay toàn tỉnh tiêu hủy 2.378 tấn cành trên diện tích 2.378 ha với 467 điểm ủ trên toàn tỉnh.

Riêng 2 huyện hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam có diện tích nhiễm bệnh nhiều nhất, do vậy các huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu.

Tuy nhiên, hiện nay công tác tuyên truyền tại một số địa phương chưa được thường xuyên, sâu rộng, nhận thức về phòng, chống bệnh đốm nâu chưa cao, vẫn còn trông chờ vào thuốc đặc trị.

Cùng với đó, giá bán thanh long không ổn định nên bà con còn lơ là công việc phòng trị bệnh.

Việc chặt tỉa cành bệnh và ủ với chế phẩm BIO-ADB chưa nhiều...

Đây là lý do tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh.

Nếu không tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống quyết liệt hơn thì bệnh đốm nâu có thể sẽ bùng phát và lây lan mạnh khi có mưa.

Tại buổi làm việc mới đây về tình hình triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh đã nhấn mạnh, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống bệnh đốm nâu.

Cần tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh, đặc biệt tổ chức khoanh vùng các diện tích bị nhiễm nặng và triển khai các biện pháp tiêu diệt, hạn chế nguồn bệnh.

Phấn đấu cuối tháng 10 không còn diện tích nhiễm nặng theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ngoài ra, các thành viên Ban chỉ đạo huyện, xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tháo gỡ những khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống bệnh có hiệu quả hơn.

Riêng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cần chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các huyện có diện tích bị nhiễm bệnh nặng phải tổ chức khoanh vùng, thực hiện các biện pháp triệt để, có hiệu quả để giảm tỉ lệ nhiễm bệnh.

Tăng cường hướng dẫn, phổ biến cho bà con nông dân thực hiện biện pháp lấy chồi, né chồi; phun thuốc phòng bệnh đúng thời điểm, đúng phương pháp, đúng loại thuốc và đúng nồng độ, liều lượng.

Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nông dân về quy trình phòng chống bệnh đốm nâu thanh long theo sô kinh phí được UBND tỉnh hỗ trợ...

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, tính đến ngày 20/10/2015, tổng diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trên địa bàn tỉnh là 6.341 ha.

Trong đó nhiễm nhẹ 4.590 ha, nhiễm trung bình 1.693 ha và nhiễm nặng 39 ha (tỷ lệ bệnh 25 – 50%), giảm 167 ha so với tuần trước và giảm 7.779 ha so cùng kỳ năm 2014.

Trong đó diện tích nhiễm bệnh ở huyện Hàm Thuận Bắc 3.704 ha, Hàm Thuận Nam 1.910 ha và Bắc Bình 670 ha.


Related news

Dốc Sức Chống Hạn Dốc Sức Chống Hạn

Nắng nóng kéo dài trong mấy tháng qua đã làm cho nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trước tình hình này, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp chống hạn cho cây trồng vụ Hè Thu (HT), cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc.

Wednesday. June 4th, 2014
Việt Nam Cần Sớm Quy Hoạch Nghề Nuôi Tôm Việt Nam Cần Sớm Quy Hoạch Nghề Nuôi Tôm

Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Trong đó nhiệt độ trái đất tăng khiến lượng mưa thay đổi, mực nước biển dâng sẽ khiến cả sản lượng đánh bắt và nuôi trồng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đánh bắt sẽ ảnh hưởng do mật độ bão dày đặc và cường độ lớn hơn.

Wednesday. June 4th, 2014
Kiến Nghị Lùi Thực Hiện Nghị Định Về Cá Tra Kiến Nghị Lùi Thực Hiện Nghị Định Về Cá Tra

Ngày 3/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số bất cập trong Nghị định 36 về nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra vừa ban hành; đồng thời lùi thời gian bắt đầu thực hiện đến 1/7/2015, thay vì từ 20/6 năm nay.

Wednesday. June 4th, 2014
Krông Nô Đẩy Mạnh Đưa Cơ Giới Hóa Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Krông Nô Đẩy Mạnh Đưa Cơ Giới Hóa Vào Sản Xuất Nông Nghiệp

Theo UBND huyện Krông Nô, hàng năm, địa phương có trên 2.700 ha lúa nước vụ hè thu, 1.795 ha lúa nước vụ đông xuân và hơn 1.900 ha ngô. Những năm gần đây, việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã đưa lại những hiệu quả kinh tế lớn.

Wednesday. June 4th, 2014
Chư Jút Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

Wednesday. June 4th, 2014