Kiếm tiền từ nghề săn cỏ ở Sài Gòn
Các trang trại, hộ nuôi bò sữa lớn tại huyện Hóc Môn, Củ Chi thường tự trồng cỏ.
Trong khi đó, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ với số lượng bò 4-10 con phải cắt cỏ tự nhiên hàng ngày.
Bãi cỏ ngày càng khan hiếm, khó tìm nên họ buộc phải mua lại từ những người trồng chuyên trồng cỏ để bán.
Anh Hiệp, nông dân nuôi bò sữa ở xã An Thạnh Đông, Củ Chi, cho biết, nhà anh có 6 con bò đang cho sữa.
Cỏ tươi là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của bò.
Do không tìm được đất thuê trồng cỏ nên hàng ngày anh phải mua với giá 4.000 đồng mỗi bó.
Nghề cắt cỏ mướn mang lại thu nhập cao hơn trồng lúa ở Củ Chi, TP HCM.
“Lúc trước, tôi thường đến các chợ cỏ ở kênh Xáng, kênh Võng, kênh Tân… để tìm mua cỏ với giá rẻ.
Nhưng hiện nay, những ghe cỏ ngày càng ít ghé bến, đa phần họ chuyển sang dịch vụ giao mối đến tận nhà cho khách.
Bãi cỏ tự nhiên ngày càng khó tìm, luôn có người canh cắt khi cỏ vừa lên.
Để tránh mất thời gian gia đình tôi kiếm được mối quen làm dịch vụ giao vào các buổi sáng", anh Hiệp nói.
Anh Ngô Văn Lộc, chuyên săn cỏ bỏ mối cho nông dân xã Tân Thạnh Đông, cho biết, chi phí đầu tư cho công việc này không lớn.
Người làm dịch vụ chỉ cần đầu tư một chiếc xe kéo, máy cắt cỏ.
Để tiết kiệm chi phí, một số người không mua máy mà dùng liềm.
Tuy nhiên, khó nhất là tìm bãi cỏ mới.
Anh Lộc cho hay, nhiều khi để có cỏ giao cho khách, anh phải chạy xe đi săn cỏ ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước.
Có lúc, những người làm nghề phải tranh giành nhau các bãi cỏ tốt.
Tùy thuộc vào kích thước, loại cỏ mà mang lại thu nhập cho người cắt từ 3.000-5.000 đồng mỗi bó.
“Chật vật lắm một ngày cũng chỉ kiếm được 30-50 bó, khoảng 120.000-200.000 đồng.
Nhưng hiện nay, nhiều hộ nuôi bò nhỏ lẻ đang bán tháo, nghề trồng cỏ không còn nóng như trước đây.
Nhiều nhà còn cho thuê lại bãi cỏ rộng vài ha với giá chỉ 2 triệu đồng mỗi tháng”, anh Lộc cho hay.
Một "đồng nghiệp" của anh Lộc cho biết thêm, giá sữa bất ổn, người nuôi bò không còn mặn mà nhiều với việc bỏ tiền túi mua cỏ.
Thông thường, họ đi thuê đất với giá khoảng 5 triệu/ha để tự trồng cỏ lấy công làm lời.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp TP HCM, huyện Hóc Môn, Củ Chi hiện là những địa phương có số lượng bò sữa lớn, lên đến 70.000 con.
Vì vậy, lượng cỏ xanh cung cấp mỗi ngày lên đến hàng trăm tấn.
Thấy được tiềm năng, người dân Củ Chi đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cỏ, loại thực vật trước kia là được cho là kẻ thù của nông dân.
Anh Nguyễn Văn Trung, ở ấp 10, Tân Thạnh Đông, cho biết, trồng cỏ lợi nhuận nhiều hơn so với lúa.
1 ha lúa một vụ chỉ thu về khoảng 100 dạ, nhưng phải phụ thuộc vào nguồn nước, phân bón, xịt thuốc… Trong khi đó, người trồng cỏ không cần chăm sóc nhiều.
Cắt hết, cỏ lại lên.
Thu hoạch xoay vòng mỗi tháng, người làm nghề này cũng kiếm được 2-4 triệu đồng/ha.
Related news
Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.
Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Làm giàu không dễ nhưng cũng không khó với những người có ý chí và nghị lực như anh Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).
Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.
Xã Mãn Đức huyện Tân Lạc(Hòa Bình )có tổng diện tích tự nhiên gần 1.700ha.