Dân Hà Nội truy lùng giống củ cải mini trắng vỏ đỏ lòng

Giống củ cải lạ này còn có tên gọi khác là củ cải dưa hấu - watermelon radish.
Củ cải có hình dáng tròn trịa, vỏ trắng, nhưng khi bổ đôi củ ra bên trong ruột lại có màu đỏ hồng tươi rất bắt.
Củ cải mini có vỏ trắng, lòng đỏ hồng tươi rất bắt mắt
Theo tìm hiểu, hạt giống này được nhập khẩu từ Nga và phân phối tại các cửa hàng chuyên kinh doanh hạt giống.
Theo anh Vũ, chủ một shop kinh doanh hạt giống ở phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội), 1 gói hạt giống củ cải mini trắng vỏ đỏ lòng này có giá 30.000 đồng.
Mỗi gói có khoảng 30-40 hạt.
Anh Vũ cũng cho biết thêm rằng: Giống củ cải này mới xuất hiện ở thị trường Hà Nội và thích hợp trồng quanh năm.
Củ cải có thể được trồng trong thùng xốp hoặc chậu nhỏ
Hiện, trên nhiều diễn đàn online và các trang mạng xã hội ở cả Hà Nội và TP HCM, người dân đang tìm mua hạt giống và tìm hiểu cách trồng loại củ cải mini lạ này.
Được biết, củ cải này chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho cả người lớn và trẻ em.
Loại củ cải mini này cũng không cần quá nhiều đất, có thể trồng trong các chậu, bồn nhỏ, và trở thành vật trang trí nhà.
Khoảng 50-60 ngày có thể thu hoạch được
Củ cải mini “trắng vỏ đỏ lòng” có thời gian thu hoạch khá nhanh, chỉ khoảng 50 - 60 ngày từ ngày bắt đầu gieo hạt giống là có thể thu hoạch.
Người ta chế được nhiều món ăn từ củ cải “trắng vỏ đỏ lòng”
Củ cải giòn, có vị ngọt dịu, có thể dùng để chế biến thành các món canh, salad, hầm, luộc,… Nhiều người còn dùng để trang trí món ăn để tạo vẻ đẹp nổi bật và lạ mắt.
Vì sợ rau không an toàn ngoài thị trường nên nhiều người dân ở Hà Nội cũng cố gắng tự trồng rau cho con nhỏ, hoặc cho cả gia đình.
Chị Nguyễn Mai Sương (Thụy Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Nhà tôi sợ rau ngoài chợ không an toàn nên cố gắng trồng tất cả các loại rau có thể, từ muống, cải cho tới ngót Nhật, hành, hẹ, mùi...
Related news

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.