Để Có Những Vụ Tôm Nuôi Ổn Định, Bền Vững…
Trước tiên, hãy xem xét các điều kiện hạ tầng phục vụ có bảo đảm cho việc nuôi tôm, nhất là khi muốn nuôi tôm công nghiệp (NTCN) như: nguồn nước, đường điện, giao thông thuỷ bộ, đồng vốn, kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thông tin về thị trường vật tư, tình hình dịch bệnh…
Tiếp theo là vấn đề kiến thiết đồng ruộng, sên vét lại ao đầm, đặc biệt là để phục vụ cho NTCN được thành công như bà con mong muốn. Nhưng đây là những công việc đòi hỏi có đồng vốn và rất cần sự quy hoạch ổn định, cần sự chỉ đạo nhất quán và chính sách đầu tư hỗ trợ từ phía Nhà nước. Và quan trọng hơn nữa là sự đồng thuận hưởng ứng thực hiện nghiêm chỉnh của nông dân.
Cần chú ý các vấn đề kỹ thuật trực tiếp trong mỗi vụ nuôi như chọn mùa vụ, chọn thời điểm thả giống sao cho né được bệnh mà lại bán được giá khi thu hoạch, điều lợi hay chịu thiệt hại đôi khi chỉ cách nhau đôi ba tuần nên càng phải thận trọng. Phải tuân thủ nuôi theo hệ thống quản lý chất lượng nào đó để bán được cho khách hàng, thị trường có yêu cầu.
Và điều quan trọng hơn là dù nuôi hình thức nào cũng phải thiết kế ao đầm phù hợp, mà 2 yếu tố không thể thiếu là ao hay khu lắng phục vụ xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi tôm hay cấp bù khi cần và khu xử lý nước, bùn, chất thải sau mỗi vụ nuôi, hay khi vụ nuôi gặp sự cố.
Vấn đề chọn con giống tốt, thức ăn đạt chuẩn chất lượng, cách cho ăn đúng kỹ thuật và việc theo dõi chăm sóc, đối phó các vấn đề thay đổi môi trường ao nuôi phải tuân thủ quy trình chặt chẽ, đặc biệt là nuôi vụ nào ra vụ nấy, không nên thả giống nối vụ. Thận trọng trong sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh tôm, tránh hoá chất, kháng sinh cấm khi phải đối phó dịch bệnh, kể cả bệnh nguy cấp sao cho bảo đảm được thời gian cách ly tính đến thời điểm thu hoạch.
Còn vấn đề tuy đơn giản ít được người nuôi chú ý và hay bỏ qua là phải mạnh dạn cắt vụ, luân canh hay chuyển vụ hoặc xen canh có chọn lọc. Cụ thể là nuôi 1-2 vụ tôm thì ngưng cho ao đầm nghỉ ngơi bằng cách giữ ngọt hoá và thay đổi đối tượng nuôi trồng - chuyển hệ sinh thái từ mặn - lợ với tôm sú sang hệ sinh thái ngọt, ít nhất trong suốt 1 mùa mưa với cây, con hệ sinh thái ngọt.
Hoặc giữ hệ sinh thái ngọt một thời gian nhất định 4-5 tháng trong mùa mưa để cắt giữa 2 vụ nuôi liên tiếp, nhằm cắt nguồn lây truyền bệnh và tạo điều kiện cho ao đầm phục hồi lại các yếu tố môi trường có lợi cho con tôm ở vụ tiếp theo, khôi phục lại hệ vi sinh vật có ích đã bị ức chế trong giai đoạn giữ mặn qua các vụ nuôi.
Cộng đồng cùng tham gia
Dù thực tiễn đã chứng tỏ cắt vụ, luân canh, xen canh có kết quả tốt, nhưng cần có những nghiên cứu bài bản, có cơ sở khoa học thuyết phục để khuyến cáo nông dân. Rồi cần có quy hoạch vùng cắt vụ, vùng xen canh và đối tượng nuôi xen, vùng luân canh với mùa vụ cụ thể cho đối tượng chính, phụ… để từ đó hỗ trợ cho công tác thực thi quy hoạch sản xuất, sử dụng đất và đảm bảo quy hoạch được tuân thủ không bị phá vỡ.
Theo đó, cần có bản đồ cắt vụ, xen canh, luân canh phù hợp với những đặc điểm bất lợi hay lợi thế của các địa phương, cho từng vùng nuôi, vụ nuôi cụ thể chứ không làm chung chung.
Ðể có thể thực hiện tốt và đạt được những lợi ích nêu trên, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho vùng, người nuôi cắt vụ, như doanh nghiệp, nhà máy chế biến tham gia thực hiện thu mua sản phẩm cắt vụ xen canh, luân canh được trợ giá, miễn giảm thuế, được hỗ trợ lãi suất ngân hàng trong những tháng tồn trữ hàng hay nguyên liệu; có chính sách hỗ trợ công nhân trong trường hợp thiếu việc làm do khan hiếm nguyên liệu chế biến khi thực hiện cắt vụ, xen canh, luân canh.
Người trực tiếp nuôi cũng cần được hỗ trợ con giống, thức ăn, hoá chất… một cách phù hợp nhưng phải được kiểm tra, xác nhận của cán bộ mạng lưới và chính quyền địa phương.
Related news
Sâu hồng còn được gọi là sâu đục trái bưởi đang trở thành dịch lan rộng trên nhiều diện tích trồng bưởi của tỉnh trong hơn một năm qua. Sâu tấn công mạnh vào thời kỳ bưởi bắt đầu thu hoạch. Hiện chưa có thuốc đặc trị, công tác phòng là chính. Bà con trồng bưởi nhận xét: Bệnh nấm hồng, thối rễ, xì mủ thân cây, vàng lá gân xanh, vàng bạc Greening cũng không đáng sợ bằng con sâu hồng…
Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành giao 20 con heo giống cho 10 hộ dân ở xã Vị Thanh để thực hiện Dự án chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường.
Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.
Với đặc điểm có diện tích đất trồng lúa và hoa màu chiếm tỉ lệ thấp, đa số đều là đất đồi cằn cỗi, một số nơi thường xuyên khô hạn, dinh dưỡng của đất thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cây trồng. Để tìm được cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai như vậy luôn là bài toán khó.