Dân chặt cao su trồng keo
Thời gian gần đây, người dân trồng cao su ở vùng gò đồi ở tỉnh TT-Huế đã chặt bỏ nhiều diện tích cây cao su bán cho các doanh nghiệp kinh doanh gỗ tạp vì giá mủ cao su xuống quá thấp.
Giữa trưa nắng như chảo rang, nhiều vườn cao su ở thôn Hiệp Hòa (xã Bình Thành) vẫn không ngớt tiếng máy cưa xẻ, tiếng cây đổ. Bà Nguyễn Thị Cúc, một hộ dân cho biết: “Liên tục hơn một năm nay, giá mủ cao su rớt thê thảm. Nay giá mủ nước chỉ còn 5.000 đồng/kg. Với giá đó, một ngày chỉ thu được trăm nghìn đồng, không đủ chi phí công cán, phân thuốc nên bà con chọn giải pháp chặt hạ cây cao su”.
Hộ bà Cúc vừa chặt bỏ 6 ha cây cao su ở vùng gò đồi nhà mình để trồng cây keo. Bà Cúc cho biết, với giống keo mới, trồng 4-5 năm là cho thu hoạch, 1 ha cũng kiếm được 60-70 triệu đồng, thu nhập ổn định hơn.
Trong khi trồng cây cao su, đặc biệt với thời điểm giá mủ thấp như hiện nay bà con cầm chắc thua lỗ. Hàng trăm hộ dân khác ở xã Bình Thành cũng rơi vào tình cảnh như bà Cúc nên tự tay đốn bỏ hàng chục ha cao su sau bao năm dày công chăm sóc.
Tại thôn Hương Lộc, Bình Dương (xã Hương Bình), những ngày này, nhiều tuyến xe tải vào hẳn trong vườn cao su để thu mua gỗ. Người dân ở đây cho biết, số diện tích cao su họ chặt bỏ chủ yếu trồng từ những năm 1993-1994.
Một số ít hộ dân chặt cao su trồng từ những năm 2000-2001 để bán vì không trụ nổi. Bà con chặt cao su bán gỗ tạp với giá từ 100-150 nghìn đồng/cây.
Anh La Văn Cời, trú thôn Bình Dương cho biết: “Trồng cao su bây giờ không bằng một ngày tui đi vác tràm, keo thuê cho mấy hộ chủ rừng. Trước đây, với 3,5 ha cao su, một ngày tui thu chí ít cũng được 500 nghìn đồng.
Bây giờ dậy sớm tinh mơ, cạo cho đến mặt trời gần lên cũng được có 100 nghìn bạc, không đủ bù công cán, phân tro. Biết là cao su còn cho mủ nhưng giá thấp quá, không chặt đi lấy đất đâu mà trồng loại cây khác”.
Tại huyện miền núi Nam Đông (TT-Huế), cũng diễn ra tình trạng người dân chặt nhiều diện tích cây cao su bán gỗ tạp. Tuy nhiên, theo ông Phạm Tấn Son, Trưởng phòng NN-PTNT huyện, đây là số diện tích bị ảnh hưởng do các cơn bão qua các thời kỳ, cho mủ kém. Trên địa bàn huyện Nam Đông tính đến thời điểm này chỉ có 10 ha cao su bị chặt bỏ. |
Hộ gia đình anh Cời trồng 3,5 ha cao su thì đến thời điểm hiện tại đã chặt 1 ha bán được 40 triệu đồng. Số tiền này anh Cời sẽ đầu tư mua giống, thuê nhân công trồng lại cây keo trên diện tích cao su vừa chặt bỏ.
Ông Nguyễn Chánh Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Bình cho biết: “Toàn xã có 1.181 ha cao su, trong đó có 950 ha đang trong thời gian cho mủ. Tình trạng người dân chặt bán vườn cao su cho các thương lái một phần do mủ xuống thấp, số cây chặt bán chủ yếu rơi vào diện tích được trồng từ năm 1994, hiệu suất khai thác thấp”.
Ông Lê Văn Anh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà thông tin: “Hiện nay diện tích cao su trên toàn thị xã hơn 2.450 ha, trong đó diện tích đang trong quá trình khai thác mủ khoảng 1.890 ha.
Ở các xã Hương Bình, Bình Thành người dân có bán cao su làm gỗ, nguyên nhân là do những diện tích cao su này được trồng năm 1993 theo dự án 327 đã hết chu kỳ kinh doanh lấy mủ, một số diện tích qua các cơn bão các năm trước đã bị gãy đổ gần hết không đảm bảo mật độ, cho sản lượng mủ thấp”.
Ông Anh cho biết thêm, từ năm 2013 đến nay người dân trồng cao su toàn thị xã đã chặt bỏ cao su bán gỗ khoảng 52 ha. Thời gian tới, Phòng Kinh tế thị xã sẽ phối hợp với các cơ quan như Trạm Bảo vệ Thực vật, Trạm Khuyến nông lâm ngư thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh và tập huấn kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho các hộ dân, phối hợp với UBND các xã có trồng cao su vận động người dân cố gắng giữ vườn cao su để tiếp tục chăm sóc mặc dù giá mủ đang xuống thấp.
Related news
Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng cát pha ven biển và đất nhiễm mặn, thời gian gần đây, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã hướng cho nhân dân các xã Nga Thanh, Nga Thái, Nga Liên, Nga An trồng hồng xiêm Lái Cấm và bưởi Diễn. Các mô hình được phát triển đại trà trên đất ruộng nhiễm mặn kém hiệu quả, chân đất màu không chủ động được nước tưới và xen canh trong các khu dân cư, cho thu hoạch từ 250 đến 300 triệu đồng/ha.
Có tới 30% số hoa quả TQ kiểm tra có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng, nhưng, lượng hàng rau, củ, quả của TQ chuyển về các chợ TPHCM hay Hà Nội vẫn không giảm.
Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".
Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.