Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đảm bảo cấp nước vụ đông xuân

Đảm bảo cấp nước vụ đông xuân
Publish date: Tuesday. October 20th, 2015

 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai vừa có công điện yêu cầu:

1. UBND, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Tổ chức kiểm tra chặt chẽ nguồn nước, cân đối khả năng cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn, ưu tiên cho dân sinh và các ngành SXKD chủ lực của địa phương.

Khẩn trương tổ chức xây dựng phương án cấp nước phục vụ SX vụ ĐX 2015 - 2016, trong đó có xét đến biện pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các giải pháp đồng bộ đảm bảo SX có hiệu quả, duy trì và nâng cao thu nhập của người dân.

2. Tổ chức nạo vét kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng, khơi thông dòng chảy, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng; đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để chủ động vận hành, tận dụng mọi nguồn nước để phục vụ tốt SX, dân sinh. Đẩy mạnh sử dụng các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm.

Trên cơ sở dự báo, diễn biến thời tiết, nguồn nước, chỉ đạo các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lập kế hoạch tích nước hồ chứa hợp lý, bảo đảm an toàn công trình và tích nước tối đa.

Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn, điều chỉnh hợp lý kế hoạch cấp nước, khi xảy ra thiếu hụt nguồn nước hoặc xâm nhập mặn, phải bảo đảm cung cấp theo thứ tự ưu tiên: Nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao.

3. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN-PTNT chỉ đạo thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa nước thủy điện để cung cấp nước cho sinh hoạt và SX nông nghiệp của người dân vùng hạ du. Chỉ đạo ưu tiên bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm tưới, đặc biệt trong các thời kỳ khô hạn cần tăng cường hoạt động cấp nước.

4. Bộ TN-MT khẩn trương hoàn thành việc xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa vào mùa cạn cho các lưc vực sông trên khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.


Related news

Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

Wednesday. November 21st, 2012
Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.

Monday. November 26th, 2012
Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn)

Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).

Tuesday. November 27th, 2012
Chôm Chôm VietGap Được Xuất Khẩu Đi Nhiều Nước Ở Bến Tre Chôm Chôm VietGap Được Xuất Khẩu Đi Nhiều Nước Ở Bến Tre

Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm VietGAP Tiên Phú, xã Tiên Long (Châu Thành - Bến Tre) đã ký hợp đồng trong tháng 12-2012 xuất sang Hoa Kỳ 20 tấn chôm chôm rong riêng và chôm chôm đường.

Wednesday. November 28th, 2012
Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa – Luân Canh Nuôi Tôm Sú Cho Thu Nhập Cao Ở Cà Mau Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa – Luân Canh Nuôi Tôm Sú Cho Thu Nhập Cao Ở Cà Mau

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh xen canh trồng lúa đang phát triển mạnh tại xã Biển Bạch - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau, bởi việc nuôi tôm càng xanh rủi ro ít hơn nuôi tôm sú, tiêu thụ sản phẩm dễ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Sunday. December 2nd, 2012