Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk
Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.
Năm 2010, ông Trần Huy Liễu, tổ dân phố 5, thị trấn Ea T’ling, có ý tưởng nuôi cá lăng bằng lồng trên dòng sông Sêrêpôk. Từ ý tưởng đó, ông mua lưới, đóng bè, mua cá từ những người đi câu được về ươm giống, vừa nuôi, vừa tìm hiểu thêm.
Vụ đầu tiên cá lớn chậm, việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn vì ông Liễu không nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Vừa rút kinh nghiệm vừa học hỏi, ông Liễu tiếp tục đầu tư nuôi cá lăng trong lồng. Vụ cá sau, với 8 lồng cá, được đầu tư bài bản ông thu được hơn 100 triệu đồng, tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn định trên địa bàn và các huyện lân cận…
Ông Liễu cho biết: “Cá lăng đuôi đỏ là “đặc sản” của dòng Sêrêpôk nên từ khi mua đất tôi đã tìm hiểu và xây dựng mô hình để đưa loài cá này về lại sông Sêrêpôk. Đến nay, đã bước đầu có kết quả và tôi đang dần tìm cách nâng cao chất lượng, hiệu quả, mở rộng quy mô lồng bè để tăng số lượng nuôi”.
Nhận thấy đây là mô hình kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực, năm 2013, ông Liễu và 2 hộ dân tại tổ dân phố 5, thị trấn Ea T’ling, đã tham gia dự án “nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng” trên sông Sêrêpôk.
Người dân được chính quyền hỗ trợ giống, thuốc, thức ăn với tổng kinh phí 200 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân hơn 60 triệu đồng. Người dân tham gia dự án được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá lăng; tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những mô hình nuôi cá lăng trong lồng thành công ở Đắk Lắk
Ông Liễu cho biết: “Sau khi được tham gia tập huấn, tôi đã nắm rõ cách chăm sóc cá theo từng giai đoạn, cách cho ăn đúng lượng, đủ chất nhờ đó, cá tăng trọng nhanh, phát triển khỏe mạnh, không có tình trạng lớn không đều trong một lồng nuôi.
Ngoài ra, còn được học cách tự chế biến thức ăn cho cá với công thức có sẵn đã góp phần giảm chi phí mua cám công nghiệp cho cá”.
Ông Bùi Đức Phái, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện CưJút, cho biết: Nguồn nước sông Sêrêpôk là môi trường sinh sống thích hợp của cá lăng đuôi đỏ, đây là cơ sở để thực hiện đề án. Bên cạnh đó, trang bị những kiến thức cần thiết để người dân tiếp cận với mô hình nuôi cá trong lông bề trên sông, khai thác tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Kết thúc dự án sẽ nhân rộng mô hình ra nhiều hộ dân khác để cùng tham gia thực hiện nuôi thủy sản trên địa bàn, vừa khai thác vừa bảo vệ loài cá quý hiếm đang có nguy cơ mất dần trên dòng Sêrêpôk.
Related news
Sáng 1/4, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản tại TX Sông Cầu và huyện Sông Hinh.
Là xã nằm ven sông Gianh, bốn bề sông nước, có nhiều diện tích đất ven bãi thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, những năm qua, xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn - Quảng Bình) đã phát huy được thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM của nơi đây.
Đến xã Giao Thiện (Giao Thuỷ - Nam Định) những ngày này, chúng tôi được chứng kiến không khí sôi động chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân nơi đây. Anh Trần Văn Nguyên ở xóm Tân Hồng phấn khởi cho biết, gia đình anh đang lắp đặt các quạt đảo nước tạo ô-xy cho các ao nuôi để kịp thả tôm giống.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.