Cuối Năm Sẽ Xuất Nhãn Sang Mỹ
Thị trường Mỹ vừa mở cửa cho nhập khẩu nhãn và vải của Việt Nam. Trước đó quả thanh long đã xuất vào thị trường này.
Các loại quả tươi của Việt Nam cần làm gì để xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu kiểm dịch thực vật khắt khe? PV NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Trung (ảnh) - Phó Cục trưởng Cục BVTV, Bộ NN-PTNT.
Hiện nay nhãn và vải Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì để đạt tiêu chuẩn xuất sang thị trường Mỹ? Cục BVTV sẽ hỗ trợ kỹ thuật như thế nào?
Tháng 9/2014, Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ cho phép nhập khẩu hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam. Để xuất được hai loại quả này sang thị trường Mỹ, chúng ta phải tuân thủ một số điều kiện. Trong đó theo yêu cầu của Mỹ, các cơ quan chức năng phía Việt Nam cùng với DN và các cơ sở xử lý quả phải xây dựng các bản đồ chiếu xạ với liều lượng hấp thụ tối thiểu theo quy định là 400 gray.
Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị của Cục BVTV phối hợp với địa phương kiểm tra, xem xét cấp mã số vùng trồng đối với những hộ nông dân, như: Vùng trồng phải SX theo quy trình VietGAP; áp dụng các quy trình thuốc BVTV xử lý dịch hại theo đúng quy định của Cục BVTV. Đặc biệt lưu ý chọn sử dụng thuốc BVTV an toàn trên nhãn, vải, chôm chôm.
Trên cơ sở đó Cục BVTV cấp mã số, mức tối thiểu một mã số phải 10 ha trở lên. Hiện nay Cục BVTV đang phối hợp với các địa phương kiểm tra, cấp mã số và chuyển danh sách các mã số cho phía Bộ Nông nghiệp Mỹ để có thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.
Theo ông thực lực SX nhãn, vải của Việt Nam có đáp ứng trước cơ hội mới? Hiện nay nhãn và vải đã qua vụ thu hoạch, đến thời điểm nào sẽ bắt đầu xuất hàng?
Trong 8 tháng đầu năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 40 loại quả tươi đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn. Trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…
Diện tích, sản lượng nhãn, vải, chôm chôm của chúng ta đáp ứng được, đặc biệt là vùng trồng nhãn cả hai miền Nam - Bắc có tới trên 60.000 ha. Tất nhiên với điều kiện phải đáp ứng đầy đủ các quy định theo yêu cầu kỹ thuật kiểm dịch BVTV phía Mỹ đưa ra.
Cục BVTV đang tích cực cùng địa phương và các DN tập trung hoàn thiện theo yêu cầu của thị trường nước nhập khẩu để có thể đến cuối năm sẽ xuất đợt nhãn trái vụ đầu tiên sang Mỹ. Đối với quả vải phía Bắc, Cục BVTV đang chỉ đạo xây dựng cấp mã số vùng trồng cũng như hướng dẫn nông dân tuân thủ theo quy định phía Mỹ đưa ra. Vụ tới sẽ xuất khẩu quả vải.
Thực tế trong thời gian qua ở ĐBSCL đã xuất khẩu chôm chôm qua Mỹ, nhưng số lượng xuất được còn hạn chế, vậy theo ông cần làm gì để gia tăng sản lượng xuất khẩu?
Theo số liệu Cục BVTV, Việt Nam xuất chôm chôm qua Mỹ trung bình khoảng 300 tấn/năm. Để tăng sản lượng xuất khẩu, về phía các cơ quan chức năng trong nước và Cục BVTV đã hướng dẫn tương đối đầy đủ theo quy trình phía Mỹ đưa ra.
Đối với quả chôm chôm hay các loại quả khác như thanh long muốn tăng sản lượng xuất vào thị trường này, các DN cần có sự phối hợp và tăng cường ký kết hợp đồng với phía Mỹ; đồng thời phối hợp với đại diện thương mại của nước ta tại Mỹ tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm quả tươi nhiệt đới, đảm bảo chất lượng tốt. Thêm nữa là cần có thêm nhiều DN tham gia xuất khẩu các loại quả đã được Mỹ cho phép.
Xin cảm ơn ông!
Related news
Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông huyện Kbang (Gia Lai) đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng.
Khoai lang có xuất xứ từ Nhật Bản đang được bà con nông dân xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện - Gia Lai) trồng xen canh vào hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu cho năng suất và thu nhập khá cao. Trung bình 1 ha khoai lang đạt sản lượng 15-20 tấn, giá bán bình quân 5-6 triệu đồng/tấn, mỗi ha khoai lang trồng trừ chi phí còn lãi khoảng 45-55 triệu đồng.
Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh Ninh Thuận đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.
Phát huy lợi thế 127km chiều dài của hệ thống sông ngòi chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, những năm qua mô hình nuôi cá lồng trên sông đã từng bước được hình thành và phát triển. Do được nuôi trong môi trường nước lưu thông tự nhiên, hàm lượng ô-xi cao nên cá lớn nhanh, cho chất lượng thịt thơm ngon và rất được thị trường ưa chuộng.