Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển dự án thử nghiệm nuôi cá rô phi chất lượng cao

Dự án nuôi thử nghiệm cá rô phi (gọi tắt là dự án) được thực hiện bởi Công ty KBOR của Hàn Quốc liên kết với Vườn ươm công nghệ Công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, Trường Đại học Cần Thơ, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Sông Hậu và các đơn vị có liên quan.
Dự án này được thực hiện theo 3 giai đoạn, đến nay đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả khả quan, như: hệ số tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với kỹ thuật nuôi của nông dân; mô hình nuôi cá rô phi trong vèo đạt chất lượng đồng đều, ít dịch bệnh và hao hụt thấp so với cá nuôi trong ao…
Song, để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho giai đoạn 2 và 3 của dự án trong thời gian tới, lãnh đạo các ngành hữu quan đề xuất, tiếp tục nghiên cứu và lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng, tính toán chi phí sản xuất, xem xét yếu tố môi trường nước, khảo sát nhu cầu thị trường, tìm kiếm đầu ra cho cá rô phi…
Từ đó, sẽ phát triển và nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi chất lượng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, góp phần đa dạng hóa mặt hàng thủy sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu của vùng ĐBSCL.
Qua khảo sát thực tế kết quả giai đoạn 1 của dự án và những đánh giá từ các ngành hữu quan, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Hùng Dũng đề nghị: Thời gian tới, các ngành hữu quan thành phố cần phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan để tiếp tục thực hiện dự án, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá rô phi chất lượng cao cho nông dân và doanh nghiệp.
Song song đó, xây dựng các cơ chế, chính sách, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu phát triển dự án.
Đồng thời, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cũng như những đánh giá từ các nhà khoa học về hiệu quả của dự án…
Trên cơ sở đó, sẽ phát triển mô hình nuôi cá rô phi chất lượng cao theo hướng giảm chi phí nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Related news

Nguồn thanh long đưa về hai chợ đầu mối này chủ yếu là của Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, sau đó chuyển đi tiêu thụ ở các chợ nội thành hay khu vực lân cận. Còn tại Hà Nội, hiện cũng có hai chợ đầu mối gồm Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ) và chợ đầu mối Long Biên.

Theo định hướng hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tỉnh ta xác định cơ giới hóa sản xuất là một trong những khâu then chốt, nhằm giảm chi phí sản xuất, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp lúc mùa vụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.