Cuối Năm Nay Quả Nhãn Việt Nam Sẽ Có Mặt Tại Thị Trường Mỹ

Nếu hoàn thành sớm được các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật từ phía Mỹ thì nhãn sẽ được xuất khẩu trong năm nay.
Liên quan đến việc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa chính thức cấp phép đối với vải quả và nhãn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, đây là tin vui với nông dân, không những mở ra cơ hội đối với người trồng vải và nhãn nói riêng mà nhiều loại nông sản khác nói chung trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Theo ông Trung, để giúp nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là thị trường khó tính như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, nông dân ở các vùng chuyên canh trồng vải và nhãn về chăm sóc và kỹ thuật.
Do mùa vải ở miền Bắc đã kết thúc nên trước mắt Cục sẽ triển khai đối với những vùng trồng nhãn ở các tỉnh, thành phía Nam. Trước khi chính thức xuất khẩu 2 loại quả nói trên, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với cơ quan kiểm dịch của Mỹ tại Việt Nam xây dựng danh sách mã vùng trồng vải, nhãn ở miền Bắc và miền Nam; yêu cầu các nhà máy chế biến xuất khẩu hoàn thành xong “bản đồ chiếu xạ” đối với các loại nông sản này.
“Nếu hoàn thành sớm được các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật từ phía thị trường Mỹ thì nhãn sẽ được xuất khẩu trước. Dự kiến nếu mọi việc được tiến hành thuận lợi, nhất là kết quả của “bản đồ chiếu xạ đối với nhãn” gửi sang Mỹ được chấp thuận thì đây là cơ sở để khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng xuất khẩu nhãn trong năm nay”, ông Hoàng Trung, khẳng định.
Related news

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .