Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).
Trên 7000 m2 đất nhà, từ hơn 3 năm nay anh Minh chuyển đổi từ vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng chanh bông tím. Thời gian trồng, nếu chăm sóc tốt thì sau 30 tháng cây chanh cho thu hoạch.
Vui mừng trước thành quả lao động, anh cho biết: Cây chanh bông tím dễ chăm sóc, cho nhiều trái, nước thơm ngon. Trung bình mỗi tháng hái 1 lần, hơn 1 tấn trái. Mỗi năm chanh cho thu hoạch rộ từ tháng 7 - 8.
Giá bán thấp nhất 4.000 đồng /kg, cao nhất lên tới 30.000 đồng /kg. Hiện tại chanh có giá từ 20.000 - 25.000 đồng /kg. Như vậy thu nhập hàng năm trên dưới 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn dư 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Giàu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình rất phấn khởi trước sự “lên ngôi” của cây chanh bông tím. Chính nhờ cây chanh bông tím đã góp phần giúp cho một số hộ nghèo trong xã tăng thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống.
Related news

Sau hàng loạt nông sản như dưa hấu, khoai mì… bị dội chợ do gặp trở ngại từ thị trường Trung Quốc, nay đến lượt người trồng ớt, chuối… lao đao

Đó là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo gặp gỡ để thực hiện ký kết mua bán hàng nông sản giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại xuất hàng nông sản với các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh vào ngày 29-4, do Sở Công thương Bình Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tổ chức.

Ngày 14/4 vừa qua, Trung tâm Giống bào ngư Bạch Long Vỹ đã tổ chức thả khoảng 6.000 con giống bào ngư ra biển, đây là kết quả bước đầu của Viện nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng, gây tạo thành công giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vỹ.

Từ 5 hộ thí điểm nuôi gà chọi lai cho hiệu quả cao ở ấp Trùm Thuật A và Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, qua 1 năm mô hình này đã nhân rộng trên 30 hộ nuôi.

“Trong khi nhiều nông dân bám đồi, bám nương trồng sắn, trồng ngô quanh năm không đủ ăn thì gia đình anh Phạm Huy Khánh ở bản Rạng Đông lại mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt.