Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Bưởi Đoan Hùng

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng, Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.
Mô hình sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh do Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với Phòng Trồng trọt và Trung tâm khuyến nông chỉ đạo thực hiện có quy mô 9ha gồm 50 hộ tham gia trên địa bàn 4 xã: Chí Đám, Quế Lâm, Bằng Luân, Minh Lương.
Ngoài ra bằng nguồn kinh phí của huyện do Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình với 40ha gồm 335 hộ tham gia trên địa bàn 10 xã của vùng bưởi đặc sản. Từ nguồn vốn lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các xã đã xây dựng mô hình với 190ha gồm 1.100 hộ tham gia tại địa bàn 16 xã vùng dự án.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã bưởi đặc sản Đoan Hùng. Kết quả cho thấy giống bưởi Chí Đám kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản cho doanh thu khoảng 180 triệu đồng/ha, thời kỳ kinh doanh doanh thu 675 triệu đồng/ha, lãi 600 triệu đồng/ha. Giống bưởi Bằng Luân doanh thu 390 triệu đồng/ha, lãi 300 triệu đồng/ha.
Các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã đánh giá cao kết quả của mô hình và kiến nghị: UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để tiếp tục tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho người dân và mở rộng diện tích toàn vùng; hoàn thiện các biện pháp nâng cao mẫu mã, chất lượng quả; triển khai VietGAP trên cây bưởi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao nhanh các biện pháp kỹ thuật đã được khẳng định; lý chặt chẽ việc kinh doanh bưởi trên địa bàn. Viện Nghiên cứu rau quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục chuyển giao TBKT cho người dân.
Related news

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.