Trang Trại Sơn Ca Cung Cấp Lươn Giống Không Rõ Nguồn Gốc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Vĩnh, chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (QLCL & BVNLTS) TP.HCM, cho biết bước đầu xác định trang trại Sơn Ca (TP. HCM) cung cấp lươn giống không rõ nguồn gốc, sản xuất lươn giống không có giấy phép.
Theo ông Vĩnh, nuôi lươn không bùn đã được chứng minh là phương pháp nuôi hiệu quả kinh tế cao với điều kiện con giống đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, tại VN vẫn chưa sản xuất được lươn giống nhân tạo, một vài tỉnh thành như An Giang, Vĩnh Long mới sinh sản lươn giống bằng phương pháp bán nhân tạo nhưng không nhiều.
Như Tuổi Trẻ đã đưa tin (ngày 2-10), thời gian qua nhiều nông dân các tỉnh thành mua lươn giống từ trang trại Sơn Ca về nuôi bị thất bại dẫn đến thua lỗ hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi hộ. Nguyên nhân được người dân đưa ra là do chất lượng lươn giống của trang trại Sơn Ca cung cấp không đúng với quảng cáo và cam kết ban đầu.
Related news

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất cá tra đang dần bước ra khỏi khó khăn do ứng dụng mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) chế biến, DN cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, Ảrập Xêút là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. 8 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng XK cá tra của Việt Nam.

Tại TP. Trùng Khánh (Trung Quốc), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bình quân 20 – 30%/năm, trong khi nguồn cung của An Giang lại rất phong phú. Khi hoạt động xúc tiến được triển khai mạnh mẽ, nhiều mặt hàng nông sản của An Giang sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường này.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

Ngoài những vật nuôi quen thuộc như trâu, bò, heo, gà… thời gian gần đây, người dân huyện Sông Hinh (Phú Yên) đang tiếp cận với đối tượng nuôi mới là rắn mối.