Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua Dúi Ở Vĩnh Phúc

Vua Dúi Ở Vĩnh Phúc
Publish date: Monday. June 11th, 2012

Sau những thất bại tưởng chừng không gượng dậy được, nhưng với sự quyết tâm làm giàu, anh Dương Văn Phương ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã vươn lên bằng 20 triệu đồng vốn để nuôi… dúi. 5 năm sau anh trở thành chủ nhân sở hữu một trang trại dúi trị giá hàng tỷ đồng và được Chương trình VTV6 đặt tên cho một phóng sự đã phát sóng trên kênh truyền hình VTV6 là “Vua Dúi Việt Nam”.

Mô hình nuôi dúi của anh Dương Văn Phương, thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng (Yên Lạc) thu hút hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi dúi. Ảnh Thu Vân

Phải lỡ hẹn mấy lần, chúng tôi mới gặp được Dương Văn Phương ở nhà riêng, đồng thời cũng là trang trại nuôi dúi của anh ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng (Yên Lạc). Khi nói chuyện với chúng tôi, Phương không đi thẳng vào câu chuyện nuôi dúi của mình mà hồn nhiên đọc cho chúng tôi nghe câu thơ rất quen thuộc của Bác Hồ “Gạo đem vào giã bao đau đớn” hàm ý của anh cho chúng tôi biết là để có trang trại dúi trị giá khoảng hơn 600 triệu đồng như hiện nay, thì những ngày đầu năm 2006, khi mới khởi nghiệp nuôi dúi, trong 2 tuần đầu, anh đã chịu cảnh 4 lần dúi xổng chuồng và chết… do chưa biết cách chăm sóc, làm cho anh mất trắng số vốn liếng ít ỏi tích cóp bấy lâu của gia đình. 

Lúc ấy, mẹ và vợ anh đã khóc cạn nước mắt vì tiếc công, tiếc của. Hơn 20 triệu đồng gia đình tích cóp từ đồng lương giáo viên tiểu học của vợ anh và sự tần tảo của người mẹ khốn khó (bố Phương mất khi anh còn nhỏ) bà côi cút làm ruộng nuôi anh bao năm, giờ đổ ra sông ra biển. Phương tâm sự: Khi ấy, em nhìn mẹ và vợ mà lòng mình như xát muối, cảm thấy mình có lỗi.

Năm 2006, một lần tình cờ được người bạn rủ đi ăn thịt dúi ở một nhà hàng, Phương thấy thịt dúi thơm ngon, da dúi rất giòn, mà giá lại cao. Dúi là động vật quý hiếm sống chủ yếu ở rừng, đang bị con người bẫy bắt có nguy cơ cạn kiệt, vì thế nếu thuần hóa để dúi sinh sôi được thì rất có lợi về kinh tế, vì dúi là món ăn khoái khẩu của người Việt, giá cả cũng không phải quá cao so với một số loài động vật khác trong nhà hàng ăn uống nên rất dễ tiêu thụ. Mặt khác, cũng là cách bảo vệ môi trường và thuần dưỡng nhân rộng loài động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, Phương đã nảy sinh ý định nuôi dúi thương phẩm bán ra thị trường cung cấp cho các nhà hàng ăn uống. Với số vốn ít ỏi khởi nghiệp 20 triệu đồng do mẹ và vợ tích cóp được, anh mua được 20 con dúi giống. 

Do chưa biết cách chăm sóc và làm chuồng khoa học thích nghi với điều kiện sống của dúi nuôi nhốt chuồng nên 3 ngày sau dúi chết và sổng chuồng gần hết. Tiếc của, giận mình không cẩn thận nên chịu thất bại. Với phương châm “bại không nản”, quyết không lùi bước, Phương vay thêm tiền người thân, mua tiếp 20 dúi con về nuôi và tìm hiểu thêm những đặc tính của việc nuối dúi trên mạng, sau nhiều lần thay đổi cách làm chuồng, chăm sóc anh đã nắm chắc được những đặc tính của dúi và thành công trong việc mở rộng trang trại. Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt, vợ của Phương cho biết: Sau khi mất hết dúi đến 3 lần, mẹ con em rất sợ và xót xa khuyên anh Phương không nuôi dúi nữa, nhưng anh ấy vẫn quyết tâm. Mẹ anh Phương rất thương con trai đã chạy ngược chạy xuôi vay thêm tiền cho anh đầu tư làm lại chuồng và mua con giống.

Theo anh Dương Văn Phương thì việc nuối dúi vừa dễ lại vừa khó, vì vậy phải nắm bắt được đặc tính của dúi con và dúi trưởng thành cũng như dúi sinh sản để làm chuồng sao cho hợp lý; rồi nguồn thức ăn, chăm sóc khi dúi mẹ sinh sản, cách nuôi dúi con, đặc biệt là tránh dịch bệnh cho dúi. Để việc kinh doanh thành công, anh đã lang thang trên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi dúi, cách làm chuồng; thức ăn cho dúi. 

Với sự kiên trì và bền bỉ sau một thời gian ngắn, đàn dúi của anh sinh sản lứa đầu, mỗi cặp dúi sinh sản được từ 4 - 6 con/lứa; mỗi năm từ 2 - 3 lứa sinh con, chẳng mấy chốc đàn dúi đã sinh con đàn, cháu đống, từ đó anh đã có dúi giống bán với giá 500 ngàn đồng/đôi; nếu dúi thương phẩm bán từ 500 - 600 ngàn đồng/kg. Với sự tích cóp, mỗi năm một ít từ 20 con dúi giống, đến nay, trang trại dúi của anh có khoảng 1000 con; giá dúi bố mẹ bán ra thị trường từ 700 ngàn đến 1 triệu đồng/cặp; giá dúi thương phẩm bán buốn cho các nhà hàng từ 400 - 450 ngàn đồng/kg. 

Hiện nay, mỗi tháng anh bán được từ 40 - 50 đôi dúi giống đến khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. mô hình nuôi dúi của anh mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Mai, một khách hàng mua dúi đến từ tỉnh Bắc Ninh đã ở lại 7 ngày tại trang trại dúi của anh Phương để học cách làm chuồng, chăm sóc dúi sinh sản, nuôi dúi con theo phương pháp khoa học của anh Phương cho biết: Em xem trên mạng thấy việc nuôi dúi của anh Phương ở Vĩnh Phúc làm giàu nhanh chóng, nên em về học kinh nghiệm và mua giống; dự kiến đợt đầu này sẽ mua khoảng 20 - 30 đôi dúi giống về nuôi, sau đó sẽ mở rộng.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, là bạn hàng xóm của anh Phương cho biết: Anh Phương là người có chí, chăm chỉ và sáng tạo trong công việc mới nuôi được con dúi vì giống dúi là “khó tính” lắm. Buổi đầu gian nan, vất vả lắm mà vẫn thất bại. Bây giờ thì anh ấy là “Vua Dúi” rồi. Mẹ anh Phương phấn khởi kể: Cứ như lúc đầu thì sợ lắm, bây giờ mới yên tâm mở rộng trang trại được anh ạ”.

Qua tìm hiểu được biết, anh Phương đang có ý định mở rộng trang trại nuôi dúi nhưng chưa có đất. Tuy nhiên, anh đang nuôi thêm một số loài như: cá sấu, ba ba, và một số loài khác cung cấp bán ra thị trường. Theo anh Phương nuôi dúi có 2 lợi ích đó là gián tiếp bảo vệ môi trường và làm kinh tế, lai tạo gen quí từ đàn dúi sống tự nhiên về thuần nuôi sinh sản. Anh Phương đang viết kinh nghiệm thành sách để cung cấp cho bà con có nhu cầu tìm hiểu cách nuôi dúi thương phẩm và dúi sinh sản.

Related news

Sản Xuất Giống Và Phát Triển Nuôi Thương Phẩm Cá Chim Vây Vàng Tại Việt Nam Sản Xuất Giống Và Phát Triển Nuôi Thương Phẩm Cá Chim Vây Vàng Tại Việt Nam

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.

Monday. April 21st, 2014
Giá Cá Tra Tiếp Tục Tăng Giá Cá Tra Tiếp Tục Tăng

Chiều 18-4, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… thu mua cá tra loại 1 với giá 25.000 - 25.500 đồng/kg, mức giá đảm bảo cho người nuôi lời khoảng 2.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí. Dù giá cá tăng cao nhưng người nuôi ở ĐBSCL trúng giá đợt này không còn cá để bán.

Monday. April 21st, 2014
70 Tỷ Đồng Nâng Cấp, Mở Rộng Trại Giống Thủy Sản 70 Tỷ Đồng Nâng Cấp, Mở Rộng Trại Giống Thủy Sản

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống hàng năm của trại lên 1.025 triệu cá bột các loại, 16 triệu cá hương, 20 triệu cá giống các loại và 1,320 triệu con giống tôm càng xanh nhằm đáp ứng 50% cá bột và 10% con giống thủy sản nhu cầu giống trong tỉnh và các vùng lân cận đạt tiêu chuẩn trại thủy sản cấp I

Monday. April 21st, 2014
SBIC Hiện Đại Hóa Đội Tàu Khai Thác Thủy Sản SBIC Hiện Đại Hóa Đội Tàu Khai Thác Thủy Sản

Ngày 18-4, tại Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Sông Đào (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã bàn giao chiếc tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2-thiết kế V011 cho ngư dân Trần Văn Châu (huyện Hải Hậu-Nam Định).

Monday. April 21st, 2014
Nuôi Đúng Quy Hoạch, Đúng Kỹ Thuật, Chống Ô Nhiễm Nuôi Đúng Quy Hoạch, Đúng Kỹ Thuật, Chống Ô Nhiễm

“Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè của xã Long Sơn” - đó là tên cuộc hội thảo diễn ra sáng 18-4, do Sở NN-PTNT phối hợp với UBND TP. Vũng Tàu tổ chức. Hội thảo đã thu hút 60 hộ dân nuôi cá lồng bè ở xã Long Sơn cùng đại diện một số sở, ngành và UBND TP. Vũng Tàu.

Monday. April 21st, 2014