Quy trình nhuộm hóa chất gà vàng ươm

Rạng sáng 27/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP HCM cùng lực lượng chức năng huyện Hóc Môn ập vào kiểm tra lò giết mổ gia cầm trái phép tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn do anh Võ Văn Diệp (32 tuổi) làm chủ.
Tại đây, lực lượng liên ngành phát hiện hơn 300 con gà đã qua giết mổ cùng nhiều dụng cụ liên quan. Đặc biệt, công an phát hiện nhiều dụng cụ chứa hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong việc giết mổ.
Gà sau khi giết mổ, người làm trong cơ sở ông Diệp nhúng vào hóa chất mua ở chợ Kim Biên sẽ có lớp da màu vàng ươm.
Diệp khai nhận, cơ sở hoạt động không phép, mỗi ngày giết mổ hàng trăm gia cầm đưa ra thị thường.
Diệp cho biết mua hóa chất dạng bột màu đen, có ánh kim từ chợ Kim Biên, rồi pha với dầu hôi làm dung dịch có màu như hóa chất tạo màu trên đồ gỗ.
Da gà được nhúng vào hóa chất này sẽ chuyển từ trắng, nhợt nhạt thành màu vàng ươm, rất bắt mắt, dễ bán.
Lực lượng chức năng đã lấy mẫu hóa chất đi kiểm định để xác định mức độ nguy hiểm khi người tiêu dùng sử dụng thịt gà bị tẩm hóa chất từ cơ sở của Diệp.
Related news

Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông ngư dân (NND) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã tích cực vận động hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của địa phương để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Cam Hải Đông những ngày này đang vào vụ thu hoạch rong sụn. Đây là địa phương có thế mạnh về trồng rong sụn của huyện. Năm nay, gia đình anh Hồ Ngọc Sơn (thôn Thủy Triều) trồng 1,5ha rong sụn. Năm ngoái, do thời tiết thất thường nên rong sụn nhà anh bị hỏng nhiều, không lãi. Năm nay, tình hình khá hơn nhiều.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2014, với kinh phí thực hiện hơn 6 tỉ đồng.

Lợi nhuận của nông dân trồng lúa giảm mạnh, giá lúa dao động ở mức thấp và khó tiêu thụ trong điều kiện xuất khẩu gạo gặp khó khăn.