Con Banh Lông Đang Được Khai Thác

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.
Sở dĩ người dân địa phương gọi banh lông vì hình thù của nó tròn giống như trái banh tennis, mỗi con có trọng lượng khoảng 150gam đến 160gam, da nhám, nhớt. Từ đầu năm 2014, nhiều thương lái đổ xô mua banh lông tươi nên giá tăng vọt có lúc lên tới 600 nghìn đồng/kg tươi.
Sau đó lại xuống mạnh chỉ còn 200 - 220 nghìn đồng/kg. Không ít ngư dân thấy có lãi nên đầu tư ngư lưới cụ đua nhau khai thác. Vùng biển nhiều banh lông là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Còn ngư trường Bình Thuận xuất hiện ít vì đáy ít bùn. Tuy nhiên, không ít tàu thuyền của ngư dân Bình Thuận cũng vào ngư trường phía Nam khai thác con banh lông.
Theo ông Nguyễn Sáu - một ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt hải sản cho hay: “Để đánh bắt được con banh lông, ngư dân sử dụng lồng sắt gắn bàn cào như chiếc lược cày xới nền đáy biển (do con banh lông vùi sâu dưới bùn đáy biển). Ước tính một chiếc tàu chuyển đổi ngư cụ đánh bắt tốn khoảng 15 – 20 triệu đồng và mỗi chuyến ra khơi tốn hơn 10 triệu đồng chi phí, vì tàu thuyền phải ra xa và cào sâu dưới lớp bùn đáy biển…”
Những tháng gần đây giá con banh lông giảm mạnh làm cho ngư dân lỡ đã đầu tư ngư lưới cụ lo lắng, vì sợ lỗ sau mỗi chuyến biển. Ông Đỗ Văn Long - Một ngư dân Bình Thuận vào vùng Kiên Giang khai thác cho biết: “Đầu năm nay tôi làm lưới ghẹ bị thất bát nên chuyển đổi sang đánh bắt banh lông có ăn hơn.
Tôi làm cào sắt, dây kéo tốn 20 triệu đồng. Khai thác con này phải ra khơi xa biển sâu. Khai thác được mẻ nào làm sạch ruột, ướp muối trên biển, sau đó bán cho thương lái…”.
Chúng tôi tìm hiểu một cơ sở thu mua và chế biến banh lông được biết: Sau khi đưa con banh lông tươi về được rửa sạch muối và luộc chín khoảng 30 phút. Sau đó sấy khô, cứ 4kg banh lông tươi sấy còn 1kg banh lông khô. Mặt hàng này được bán cho các cơ sở xuất khẩu sang Singapore, Trung Quốc… Con banh lông này dùng để chế biến các món ăn cao cấp tại nhà hàng, khách sạn.
Tuy nhiên, hiện nay đang nổi lên một số ý kiến xung quanh việc khai thác banh lông bằng loại cào sắt. Theo nhiều chuyên gia, cào sắt trong khi cào banh long sẽ phá môi trường bên dưới mặt nước, làm cho các loại cá thiếu nơi cư ngụ, đây là vấn đề cần lưu tâm để quyết định cấm hay không cấm khai thác banh lông.
Related news

Dáng dấp chẳng khác gì những con ngựa lọc cọc kéo xe, thồ hàng ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, hay ngựa giải trí - thể thao dành cho du khách đến cao nguyên Đà Lạt, thế nhưng, những con ngựa ở Trại chăn nuôi Suối Dầu của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) - Bộ Y tế có một nét khác biệt vì chúng sinh trưởng chỉ để thực hiện sứ mệnh… hiến máu cứu người.

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.

Nghe cứ ngỡ là loại heo cảnh nhưng thực ra đó là đàn lợn có mẹ là giống lai kinh tế màu trắng được phối với con lợn đực to tới hơn 1 tạ có màu vàng da bò rất đẹp.

Trang trại gà của ông bà Sinh - Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy - Hòa Bình) có doanh thu từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Ảnh: Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại cho hộ cùng sở thích chăn nuôi.

Hiện nay, người chăn nuôi tuy sản xuất ra sản phẩm nhưng chưa có hợp đồng với các công ty, nhà cung cấp để tiêu thụ mà chủ yếu thông qua khâu trung gian nên thường bị ép giá. Để từng bước khắc phục tình trạng trên, Sở NN&PTNT Hà Nội đang xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống cửa hàng của các công ty...