Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất Ổn Thị Trường Nấm

Bất Ổn Thị Trường Nấm
Publish date: Wednesday. March 19th, 2014

Do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn.

Các trang trại trồng nấm đang bước vào thu hoạch, tuy nhiên do thiếu công nghệ chế biến nên đặc điểm các loại nấm SX trong nước khi bán ra thị trường thường "thô", ít được người tiêu dùng lựa chọn. Vì thế, giá nấm vẫn trồi sụt.

Theo ông Nguyễn Văn Hòe (Chủ nhiệm HTXNN DV tiểu thủ công nghiệp Long Khánh, Đồng Nai), các trang trại trồng nấm của HTX đang bước vào vụ thu hoạch rộ, trong đó nấm mèo được mùa lớn, sản lượng tăng khoảng 15%. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm ngoái thì giá nấm tăng không đáng kể.

Theo đó, nấm mèo khô đen có giá 85 ngàn/kg, nấm mèo trắng giá 100 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 5-10 ngàn/kg so cùng kỳ năm 2013. Trong khi giá nấm khô tăng nhẹ thì giá nấm tươi lại giảm so với đầu tháng 1/2014. Cụ thể, nấm rơm tươi giá 40 ngàn/kg, giảm 15 ngàn/kg; nấm sò 12 ngàn/kg (ngày ăn chay có thể lên tới 25.000 đồng/kg) giảm 20 ngàn/kg; nấm bào ngư 30 ngàn/kg (ngày ăn chay có thể lên tới 50 ngàn/kg), giảm 10 ngàn/kg... Trong đó, giá nấm sò tươi xấp xỉ ngang bằng 1 kg rau muống (12 ngàn/kg).

Điều đáng nói là, vì chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm nấm nên HTX phải phụ thuộc vào thương lái nên vẫn xảy ra tình trạng bị ép giá. Đặc biệt, trong khi giá thương lái thu mua 1 kg nấm mèo khô bình quân 100 ngàn, nhưng giá bán lẻ tại các chợ và hệ thống siêu thị lên tới 160 ngàn/kg.

"Có thể nói, dù giá nấm có tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chính là do HTX chưa chủ động được đầu ra. Vì vậy, việc nâng cao công nghệ chế biến nấm và tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm nấm hiện đang là bài toán nan giải. Ngoài ra, còn có các loại nấm cao cấp nhập ngoại như nấm kim châm, đùi gà, ngọc trâm cũng khiến cho việc tiêu thụ nấm trong nước khó khăn hơn", ông Hòe thừa nhận.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, địa phương có nhiều vùng trồng nấm truyền thống nổi tiếng đứng đầu cả nước với khoảng 3.000 hộ trồng nấm ở TX Long Khánh, huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, hàng năm SX ra gần 10 loại nấm phục vụ nhu cầu thị trường như nấm mèo, nấm bào ngư trắng, nấm rơm, nấm sò...

Cứ mỗi năm cung cấp thị trường khoảng 35 ngàn tấn nấm tươi các loại gồm khoảng 1.400 hộ SX với quy mô lớn, bình quân mỗi hộ trồng 30 ngàn bịch, có hộ trồng lên tới 150 ngàn bịch, trong đó nấm mèo chiếm trên 50%, còn lại là nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò. Dự kiến từ năm 2015 trở đi, theo kế hoạch thì tỉnh Đồng Nai sẽ đạt sản lượng 50 ngàn tấn nấm, doanh thu 5.000 tỷ đồng/năm.

Thế nên, từ tháng 8/2013, HTX Long Khánh đã triển khai đến các hộ trồng nấm công nghệ SX theo quy trình VietGAP nhằm gia tăng giá trị, hướng đến thị trường xuất khẩu. Thật ra, người trồng nấm ở đây vốn đã SX theo quy trình “sạch”.

Các loại nấm nếu sử dụng thuốc BVTV sẽ bị hư hỏng hoặc không thể phát triển. Nhưng nếu có giấy chứng nhận trồng nấm đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ là bước đệm để đưa nấm vào các siêu thị, bếp ăn công nghiệp cũng như dễ xuất khẩu.

Chính vì xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc trồng nấm "sạch" theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ trồng nấm của HTX đều hưởng ứng tham gia. Xã viên HTX Nguyễn Văn Thọ cho biết, ông làm nghề trồng nấm đã hơn 10 năm nay với 2.000 m2 đất trồng nấm và 2 xưởng SX, chế biến nấm.

Để trồng nấm theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài việc không sử dụng các loại thuốc BVTV trong việc trồng và chế biến, ông Thọ còn chú trọng đầu tư xây dựng nhà xưởng SX và chế biến nấm khá khang trang, lợp tôn lạnh để nấm sinh trưởng phát triển tốt.

"Hiện nay, chúng tôi có tất cả 6 trang trại trồng nấm lớn, mỗi năm có thể cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn nấm các loại. Vì thế, trồng nấm theo tiêu chuẩn VietGAP và việc tìm kiếm mở rộng thị trường là các giải pháp gia tăng giá trị cho nấm.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện có nhiều mặt hàng thức ăn nhanh từ nấm như nấm sa tế, nấm đóng hộp, nấm mèo đóng gói... nhưng HTX rất khó thực hiện vì thiếu vốn, công nghệ và máy móc”, chủ nhiệm HTX Long Khánh bộc bạch.


Related news

Nghề nuôi cá lồng biển ở Hải Minh gặp khó khăn Nghề nuôi cá lồng biển ở Hải Minh gặp khó khăn

Từ giữa tháng 5.2015 đến nay, các hộ nuôi cá lồng trên biển tại Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định) gặp nhiều khó khăn do cá nuôi bị dịch bệnh chết và giá cá duy trì ở mức thấp. Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện ở Hải Minh có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi (nhiều nhất là cá chẽm, cá hồng, cá bớp, cá mú…), tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014.

Saturday. August 29th, 2015
Cảnh báo tình trạng tôm nuôi chết sớm do nhiễm độc tố Cảnh báo tình trạng tôm nuôi chết sớm do nhiễm độc tố

Mới đây, Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã khảo sát và trao đổi với xã viên hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa – xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu về hiện tượng tôm chết sớm xảy ra vào đầu tháng 8, khiến bà con rất lo lắng.

Saturday. August 29th, 2015
Người nuôi cá tra tiếp tục lỗ Người nuôi cá tra tiếp tục lỗ

Trong khi đó, bệnh thủy sản phát sinh nhiều do thời tiết trong mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về làm giảm chất lượng nước trên sông. Bệnh trên cá tra nuôi thương phẩm chủ yếu là bệnh xuất huyết, gan thận mủ và trắng gan trắng mang với tỷ lệ nhiễm từ 10 - 20%; trên cá nuôi lồng bè chủ yếu là bệnh xuất huyết, phù đầu, nổ mắt, thối mang với tỷ lệ nhiễm từ 10 - 15%.

Saturday. August 29th, 2015
Khai thác thủy sản tăng trên 4% Khai thác thủy sản tăng trên 4%

Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm lên trên 1,9 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Saturday. August 29th, 2015
Ký cam kết không sử dụng chất cấm Ký cam kết không sử dụng chất cấm

Chủ các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai vừa ký vào bản cam kết không sử dụng chất cấm trong nuôi heo. Theo cam kết này, người chăn nuôi sẽ tham gia giám sát, tố cáo khi phát hiện những trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm.

Saturday. August 29th, 2015