Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò

Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò
Publish date: Sunday. May 27th, 2012

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

Dự án này cho 19 hộ vay vốn (hơn 20 triệu đồng/hộ), với lãi suất 0,8%/tháng, thời gian vay 36 tháng.

Có tiền mua thêm trâu, bò

Với 400 triệu đồng mà quỹ đầu tư cho dự án, các hộ nông dân ở Hạ Bì không những có vốn mua thêm trâu, bò mà còn tận dụng được lợi thế của xã giúp phát triển kinh tế.

Anh Bùi Văn Sính - Chi hội Sào, vừa được vay 25 triệu đồng, hồ hởi nói: “Trước đây, nhà tôi chỉ có 1 con trâu, cứ nuôi lớn lại bán đi lấy tiền mua con nhỏ về nuôi. Mỗi lần bán, tiền lãi chẳng được bao nhiêu, chỉ đủ ăn chứ không đầu tư làm thêm được nghề gì. Từ khi được vay tiền Quỹ HTND, tôi mua thêm được 2 con bò giống, khoảng 2 năm sau sẽ sinh được 2 con bê, với giá bán 15 - 17 triệu đồng một đôi bò giống, tôi có thêm tiền để tăng quy mô đàn bò”.

Giá trâu, bò trên thị trường đang rất cao, gia đình anh Quách Đình Hưng lại có đồng cỏ lớn, nên anh rất cần 20 triệu đồng để mua một đôi nghé về gây giống. “Nhà tôi có đồng cỏ lớn, nhưng mấy năm trước vì không có trâu nên tôi cắt cỏ đi bán cho những nhà nuôi trâu. Giờ được vay 20 triệu đồng với lãi suất thấp, tôi sẽ mua trâu về nuôi, không còn phải cắt cỏ nhà mình đi bán cho người khác nữa”.

Còn chị Lê Thị Tuyết chia sẻ: "Tôi được vay 20 triệu đồng, lãi suất 0,8%/tháng, thời gian vay 36 tháng. Tôi sẽ nỗ lực phát huy hiệu quả của đồng vốn này để đáp lại sự tin tưởng của các cấp Hội ND”.

Xây dựng mô hình liên kết chăn nuôi

Ông Quách Đình Ón - Chủ tịch Hội ND xã Hạ Bì cho biết: “Xã có 40% diện tích đất là đồi, đồng cỏ, phù hợp để chăn nuôi trâu, bò. Mùa này, bà con làm lều tại các đồng cỏ tự nhiên để chăn bò rồi nghỉ ngơi tại đó luôn. Huyện Kim Bôi có điểm tiêu thụ trâu, bò lớn là chợ Bo và Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, nên bà con không lo phải đi xa để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của mình”.

Ông Ón cho biết thêm: Xã có hơn 100 hộ có truyền thống chăn nuôi trâu, bò, nhưng với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ có 1 - 3 con, nhiều khi không đủ để cung cấp cho thị trường. Hiện tại, khó khăn nhất của những người nuôi trâu, bò là vốn. Được Quỹ HTND cho vay vốn với lãi suất thấp, các hộ có điều kiện để phát triển quy mô đàn trâu, bò nhà mình, tăng hiệu quả kinh tế.

Tham gia dự án, mỗi tháng một lần các hộ sẽ được tập huấn kỹ thuật về cách chăm sóc khi bò đẻ, làm chuồng trại thế nào cho thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông... Hộ nuôi trước có nhiều kinh nghiệm hơn hướng dẫn cho các hộ nuôi sau. Không chỉ cho trâu bò ăn cỏ tự nhiên, các hộ còn trồng cỏ voi để dự trữ thức ăn cho trâu, bò, đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng cao.

Ông Quách Đình Chí - 1 trong 19 hộ tham gia Dự án Chăn nuôi bò sinh sản cho hay: "Gia đình tôi có 6 con bò nhưng không sợ chúng bị dịch bệnh, vì cứ hàng tháng các gia đình tham gia dự án sẽ họp để học kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Không những thế, khi bán trâu, bò ra thị trường, tất cả chúng tôi đều thống nhất một giá cả chung nên không lo bị ép giá”.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Kim Bôi khẳng định: "Dự án Chăn nuôi bò sinh sản do Quỹ HTND triển khai đã phát huy được thế mạnh của địa phương chúng tôi, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của bà con, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Hạ Bì".

Related news

 Hướng đi mới từ măng tây xanh Hướng đi mới từ măng tây xanh

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.

Thursday. September 3rd, 2015
Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

Thursday. September 3rd, 2015
Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

Thursday. September 3rd, 2015
Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.

Thursday. September 3rd, 2015
Nhà vườn trồng thanh long gặp khó Nhà vườn trồng thanh long gặp khó

Hiện nay, nhà vườn trồng thanh long chuyên canh tại các xã thuộc huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang gặp rất nhiều khó khăn do giá thanh long đang nằm ở mức thấp. Hơn nửa, dịch bệnh trên thanh long đang bùng phát một cách khó kiểm soát khiến cho nhà vườn trồng thanh long lo lắng hơn.

Thursday. September 3rd, 2015