Nông Dân Phước Sơn Vào Mùa Thu Hoạch Thuốc Lá

Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.
Từ khoảng đầu tháng mười năm trước, nông dân đã xuống giống trồng thuốc lá. Sau khoảng 50 ngày chăm sóc, thuốc lá đã bắt đầu cho thu hoạch đợt đầu tiên. Trung bình cứ hơn 10 ngày được bẻ 1 lứa, 1 vụ trồng thuốc lá cho 5 lứa bẻ. Tính tới thời điểm này, cây thuốc lá vàng sấy vào mùa thu hoạch cho năng suất ước đạt trên 1.5 tấn/ha.
Anh Nguyễn Văn Can ở thôn Phước Thiện 3 phấn khởi cho biết: Gia đình anh trồng được 5 sào thuốc lá nâu được thương lái thu mua với giá 35 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư, anh Can thu lãi trên 60 triệu đồng qua 4 đợt thu hoạch, chưa kể đợt thứ 5 sắp tới.
Hiện nay, cây thuốc lá được mùa được giá đem lại niềm vui trọn vẹn cho nông dân Phước Sơn trong vụ đông- xuân này.
Related news

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.

Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...

Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.

Nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp thay vì mua thức ăn tổng hợp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.