Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân
Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.
Hoành tráng và... chết yểu
Gữa năm 2002, xã nghèo Phú Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) trống giong, cờ mở chào đón “sự kiện kinh tế lớn”: Khởi công xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp đầu tiên ở Quảng Bình. Tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng - con số rất lớn đối với tỉnh nghèo Quảng Bình lúc bây giờ.
Chủ đầu tư lấy từ truyền tích 99 đỉnh của núi Hồng Lĩnh để xây dựng 99 hồ tôm, những mong mang lại nguồn thu lớn.
Ai nấy hồi đó đều choáng ngợp trước một cơ sở hiện đại: con sông đào dài gần một km, hệ thống trạm bơm đồng bộ, 99 hồ tôm được xây kè, lát đá, bao quanh tường rào thép dài gần... 10km.
Vụ nuôi thứ nhất…thất bại, xem như “trả học phí”. Vụ thứ hai, thứ ba rồi thứ tư tiếp tục phá sản, lỗ trắng mắt. Lý do được chỉ ra rằng, tôm sú sinh trưởng kém trong những ao nuôi...bê tông hoàng tráng; dịch bệnh thường xuyên xảy ra; chất lượng tôm không đủ tiêu chuẩn phục vụ cho nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
Công ty phân bón Sông Gianh không hề có kinh nghiệm về nuôi tôm nhưng ảo tưởng lớn. Mặt khác, vùng đất nhiễm phèn và nguồn nước lấy từ sông Lý Hoà lên khó mang lại thành công cho việc nuôi tôm công nghiệp.
Càng cố, càng lỗ. Và từ đó khu nuôi tôm công nghiệp Phú Trạch bị bỏ hoang.
Nguồn vốn đầu tư khu nuôi tôm công nghiệp Phú Trạch là vốn vay ngân hàng. Thất bại đau làm từ đó đến nay, Công ty phân bón Sông Gianh phải trả lãi ngân hàng gần 12 tỷ đồng. Hiện, kiểm toán xác định trị giá tài sản còn hơn 10 tỷ đồng. Chủ đầu tư thông báo bán nhưng không có người mua nên đành phải định giá tài sản khi thực hiện cổ phần hóa. Công ty chuyển giao thế hệ lãnh đạo và đã cổ phần hóa xong nhưng vụ “99 hồ tôm” vẫn chưa giải quyết được.
Mặt khác, tài sản này được doanh nghiệp thế chấp ngân hàng để vay vốn, hiện còn nợ nên không thể lấy lại được. Tỉnh Quảng Bình nóng lòng muốn lấy lại để giao cho dân nhưng đành chịu, bỏ ngân sách để trả thì sai luật. Vướng nhất là chỗ đó.
Hồi sinh 99 hồ tôm
Công ty phân bón Sông Gianh vay vốn của Agribank, nên khi giải quyết việc này, tỉnh Quảng Bình phải làm việc với ngân hàng này.
Sau nhiều lần gặp gỡ, họp bàn giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Bình với Hội đồng thành viên Agribank, giữa năm 2013, ngân hàng quyết định chi 11,5 tỷ đồng hỗ trợ an sinh cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn xã Phú Trạch. Như vậy, với số tiền này, xã Phú Trạch có thể trả cho doanh nghiệp chủ đầu tư để lấy lại khu nuôi tôm nói trên.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp bàn tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí an sinh xã hội do Agribank hỗ trợ người dân Phú Trạch. Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Xuân Quang,địa phương phải xây dựng phương án sử dụng số tiền trên đúng mục đích, công bằng và hiệu quả.
Chủ tịch UBNX xã Phú Trạch Nguyễn Ngọc Phương cho biết, người dân xã nghèo rất vui trước việc được nhận lại 120ha đất và mặt nước nuôi thủy sản. Xã đang cố gắng hoàn thiện phương án sản xuất trong tháng 9 này để người dân có thể bắt tay ngay vào sản xuất.
Với sự hỗ trợ về an sinh xã hội của Agribank, vụ “99 hồ tôm công nghiệp” Phú Trạch được giải quyết, chấm dứt tình trạng đất doanh nghiệp bỏ hoang, người dân thì thiếu đất sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống gần 10 năm nay.
Related news
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương
Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.
Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.
Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.