Hỗ Trợ 4 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 95 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 4 địa phương phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi 15 tấn; tỉnh Trà Vinh 50 tấn; tỉnh Nam Định 20 tấn; tỉnh Phú Yên 10 tấn.
Thủ tướng yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất sát trùng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh có khoảng 300 ha diện tích tôm nước lợ, tập trung tại các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và Bình Sơn; trong đó có 35,38 ha bị nhiễm bệnh và chết tôm, số lượng giống bị thiệt hại khoảng 38 triệu con.
Trước tình hình trên, ngày 14/5/2013 UBND Quảng Ngãi đã công bố dịch vi rút đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng tại địa bàn huyện Tư Nghĩa. Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương liên quan tiến hành các biện pháp chống dịch theo quy định, trong đó có việc xử lý môi trường các hồ tôm bị nhiễm bệnh.
Còn tại tỉnh Nam Định, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định cho biết, đã có 130 ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú 20-30 ngày tuổi bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy tại 4 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường.
Để tránh dịch bệnh lây lan, Chi cục đã chỉ đạo với diện tích tôm nuôi có thể thu hoạch được thì cho thu hoạch. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã cấp 15 tấn Chlorine cho các địa phương có dịch bệnh tôm nuôi xử lý môi trường. Đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi của tỉnh đã được khống chế.
Related news

Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...

Ngày 21/10, tại Khách sạn Bông Hồng, TP.Sa Đéc, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong ngành chế biến lương thực. Tham dự có đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh.

Niềm vui đó xuất phát từ Mô hình thâm canh giống lúa thuần HT9 do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật thâm canh tổng hợp cho bà con đã mang lại vụ mùa năng suất cao cho những người dân nơi đây và giúp thay đổi cách thức sản xuất cũ bằng phương pháp khoa học cho cây lúa năng suất, chất lượng hơn.

Hiện nay, nông dân trồng quýt đường trên địa bàn huyện Long Mỹ đang bước vào thu hoạch quýt đường chính vụ. Khác hẳn với không khí nhộn nhịp của những năm trước, vụ quýt năm nay, nhà vườn đang gặp nhiều khó khăn khi giá bán liên tục sụt giảm, thương lái hạn chế thu mua, khả năng sẽ đối mặt với mùa quýt “đắng”.

Hiện nay toàn huyện đã gieo trồng được gần 100% diện tích, trong đó các xã như: Phùng Xá, Yên Tập, Điêu Lương, Hương Lung, Tiên Lương, Đồng Cam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Hiện nay cây trồng vụ đông đang phát triển tốt, nhân dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.