Chuyên Canh Cây Dược Liệu

Tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã hình thành vùng chuyên canh cây kim tiền thảo, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất dược liệu.
Hơn 10 năm trước, bà con nơi đây cấy lúa trên những chân đất với năng suất rất thấp, có những năm còn mất trắng nên đã cùng nhau chuyển đổi sang trồng kim tiền thảo. Anh Vũ Văn Mến, thôn Dùm cho biết: "Thấy cây kim tiền thảo mọc ở các bờ rào, bụi rậm, biết là cây thuốc, chúng tôi nhổ về trồng rồi tự nhân giống ở vườn nhà. Sau một vài vụ cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã mở rộng diện tích”. Ban đầu anh Mến trồng 3 sào, chăm sóc cẩn thận, sau hơn 3 tháng mỗi sào cho thu hoạch 7-8 tạ cây tươi, phơi khô còn 3 tạ, anh phải lặn lội sang tỉnh bạn tìm thương lái để bán.
Tìm được thị trường tiêu thụ, những năm tiếp theo gia đình anh mở rộng diện tích từ 3 sào thành 3 mẫu đồng thời hướng dẫn bà con trong xã cùng sản xuất. Hiện nay, anh Mến là chủ cung ứng giống và thu mua kim tiền thảo cho bà con. Theo thống kê, toàn xã Nghĩa Phương có gần 40 ha (chiếm gần 1/3 diện tích) trồng kim tiền thảo của cả huyện (125 ha), ước tính mỗi năm thu về hơn 3 tỷ đồng.
Kim tiền thảo dễ trồng trên đất cao thoát nước, không tốn công chăm sóc, không phải phun thuốc trừ sâu, khi cắt về cần phơi thật khô để tránh ẩm mốc, chi phí cho mỗi sào rất ít (3-4 kg đạm/sào). Cây trồng chính vụ vào cuối tháng 2 sang đầu tháng 3, đến tháng 6 được cắt, thời gian thu hoạch kéo dài. Đặc điểm này rất thuận lợi nhằm giúp bà con có thể tranh thủ cắt vào những ngày nắng. Các ruộng chọn nhân giống chờ tới tháng 11 để hạt già hơn.
Bà Nguyễn Thị Năm, thôn Dùm nói: "Nhà tôi trồng 1 mẫu kim tiền thảo. Năm ngoái, với giá từ 13-15 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi 40 triệu đồng”. Cùng với bà Năm, chị Vũ Thị Hồng, anh Vũ Đức Chính… cũng có thu nhập từ 30- 40 triệu đồng sau mỗi vụ.
Nhận thấy mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2006, xã đã mời cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn bà con học cách chăm sóc cây trồng, giờ đây cả xã đã hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu đồng thời là nơi cung ứng giống cho toàn tỉnh. Nhiều Công ty dược phẩm ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Thái Nguyên… đến thu mua. Từ khi chuyển sang trồng kim tiền thảo, bộ mặt nông thôn ở Nghĩa Phương được đổi mới, đời sống nông dân tăng lên đáng kể.
Related news

Chỉ còn hơn một tháng nữa, vụ nuôi tôm thứ hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy vậy, suốt gần một tuần qua, mưa lớn kéo dài đang khiến cho người nuôi tôm lẫn doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) như ngồi trên đống lửa, bởi mưa lớn bất thường kèm bão sẽ làm thay đổi nguồn nước nuôi tôm, khả năng thất bát là rất lớn.

Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.

Cũng theo ông Quang, các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Thông tư quy định rõ từ 21 giờ đến 6 giờ, các cơ sở nuôi yến không được sử dụng âm thanh để dẫn dụ yến. Ngoài ra, các cơ sở nuôi yến phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch.

Đầu tháng 7/2013, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng sản xuất và chế biến đóng hộp nấm, rau quả xuất khẩu - Khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển đối với nấm rơm và rau quả xuất khẩu ở Lai Vung.

Nông dân ở các vùng Hiệp Thạnh, Liên Nghĩa, Liên Hiệp, Bình Thạnh (Đức Trọng), Đạ Ròn (Đơn Dương) đang chuyển nhiều diện tích trồng bắp thu trái sang trồng bắp thu cả cây để rút ngắn thời vụ canh tác, ổn định giá bán ra.