Hà Tĩnh xuất hiện dịch lở mồm long móng

Ngày 10.8, ông Bùi Thức Ngọc, Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận, dịch lở mồm long móng xuất hiện trên đàn gia súc ở huyện này đã làm 29 con gia súc bị bệnh; trong đó có 4 con lợn và 1 con nghé bị chết buộc phải tiêu hủy.
Theo ông Ngọc, dịch lở mồm long móng được phát hiện tại gia đình ông Tôn Thất Bằng, xóm 3, xã Phương Điền, vào ngày 27.7, làm cho 1 con trâu và 1 con nghé bị bệnh; đến ngày 6.8, dịch đã lây lan sang 16 hộ dân khác tại 4 xóm của xã này khiến cho 29 con gia súc bị bệnh.
Ngay sau khi phát hiện dịch lở mồm long móng, UBND huyện Hương Khê đã ban hành công điện chỉ đạo địa phương có dịch triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch.
Related news

Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) đã công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Theo đó, thứ hạng cá pangasius (cá tra, basa) được tăng một bậc so với năm 2009, đứng vị trí thứ 9

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.