63 nông dân xuất sắc được tuyên dương

Cụ thể, Bộ NNPTNT sẽ trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho 63 nông dân vì đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015.
Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninh (phải) và Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trao giải thưởng Bông lúa vàng lần 1 năm 2012.
Trao tặng Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ II cho 80 tập thể, cá nhân là tác giả của 88 sản phẩm, nhóm sản phẩm tiêu biểu đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Năm 2015, lần đầu tiên Bộ sẽ trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông” cho 100 doanh nghiệp có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới ở tất cả các lĩnh vực như vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy lợi, trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi.
Theo Bộ NNPTNT, các hoạt động trên sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 13.11 và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam.
Related news

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.