Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét
Publish date: Tuesday. November 17th, 2015

1. Chuồng nuôi

- Chuồng đặt ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, gần nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Cửa chuồng hướng về phía Nam hoặc Tây Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng.

- Mái chuồng cao ít nhất là 3m và nhô ra khỏi tường tối thiểu là 0,5m để tránh nước mưa hắt vào tường và chuồng nuôi.

- Thành chuồng cao từ 0,8 - 1,2m. Những vùng có điều kiện nên xây tường bao quanh chuồng để tránh gió rét và mưa hắt hoặc dùng vật liệu sẵn có tại địa phương để che quanh chuồng nuôi.

- Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để gió lưu thông. Khi đốt lửa sưởi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng ảnh hưởng tới sức khỏe trâu, bò.

- Nền chuồng cao hơn mặt đất 40 - 50cm, có độ dốc 2 - 3% xuôi về cuối chuồng nơi có hố gom phân, chất thải; không gồ ghề, trơn trượt.

Hố chứa chất thải bố trí ngay sát chuồng nuôi và phải đảm bảo đủ thể tích để chứa toàn bộ lượng chất thải trong cả vụ đông - xuân. Theo kinh nghiệm tại Hà Giang, Lạng Sơn, người chăn nuôi có thể dùng ván gỗ dày 2 - 2,5cm đặt trên nền chuồng trong vụ đông.

- Máng ăn: Tốt nhất là xây bằng gạch và láng xi măng làm nhẵn bề mặt.

Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn.

Đáy máng có độ dốc xuôi, có lỗ thoát nước để ở nơi thấp nhất để thuận tiện cho việc rửa máng.

Thành máng phía trong (phía trâu, bò ăn) bắt buộc phải thấp hơn thành máng ngoài.

- Máng uống: Bố trí máng uống tách biệt với máng ăn để tránh gia súc làm rơi thức ăn vào máng uống.

Có thể dùng loại máng uống xây trát xi măng nhưng phải bảo đảm trơn nhẵn và có độ cao vừa phải để trâu bò có thể uống nước dễ dàng mà không thể bước cả chân vào máng.

- Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu: Được bố trí chạy dài, dọc theo chuồng, dốc về phía cuối chuồng nối với hố chứa phân.

Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng từ 22 – 25cm trở lên.

Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2 – 3% để bảo đảm dễ thoát nước tiểu và nước thải khi rửa chuồng.

- Hệ thống cống thoát nước: Được nối tiếp với rãnh thoát nước tiểu, bảo đảm thoát nước dễ dàng đến nơi chứa.

- Hố chứa phân và nước tiểu: Nếu có điều kiện cần bố trí cách xa nhà ở, cuối hướng gió và thấp hơn chuồng nuôi tối thiểu 50cm để dễ thu gom và vệ sinh. Hố phân phải xây chìm, bằng gạch có trát xi-măng để nước phân không ngấm ra xung quanh.

2. Chuẩn bị vật liệu chống rét

- Rơm, cỏ, lá chuối, bẹ ngô khô để lót chuồng.

- Trấu, củi để đốt sưởi.

- Bạt, bao ni-lông, phên, nứa để quây, che chắn, củng cố xung quanh chuồng.

- Chăn, áo, bao tải gai để làm áo chống rét cho trâu, bò (có thể sử dụng các tấm chăn, áo, bao tải gai cũ để làm áo chống rét cho trâu, bò nhưng chú ý là nên sử dụng chất liệu bông, thấm nước.

Không dùng chất liệu ni-lông vì chất này không thấm nước, hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm trâu, bò bị rét thêm).

3. Thức ăn, nước uống

3.1. Thức ăn

Việc dự phòng thức ăn cũng rất quan trọng vì chỉ khi cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét, không bị chết rét.

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phòng chống đói, rét cho trâu, bò mùa đông.

Nên ủ chua một số loại cỏ, ngô dày, phơi khô cỏ và chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp có sẵn ở địa phương để dự trữ thức ăn thô cho trâu, bò trong vụ đông.

- Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự phòng cho trâu, bò sử dụng trong 4 tháng tiếp theo. Bởi vì vào mùa đông, thức ăn tự nhiên cho trâu, bò sẽ khan hiếm hơn.

- Nên chuẩn bị trung bình mỗi ngày 1kg thức ăn tinh (ngô, bột cám, bột sắn…) và 30kg thức ăn thô (rơm, cỏ voi, cây chuối, cây sắn, thức ăn ủ chua…) cho 1 trâu/bò trưởng thành, như vậy, lượng thức ăn tinh nên dữ trữ cho 1 trâu, bò trưởng thành trong 4 tháng mùa đông là 120 kg và thức ăn thô là 3.600kg.

3.2. Nước uống

Chú ý cung cấp đủ nước uống cho gia súc tại chuồng (những ngày nhiệt độ dưới 150C nên cho trâu, bò uống nước ấm. Cần bổ sung muối vào trong nước uống cho trâu, bò trong những ngày rét giữ tại chuồng.

4. Phòng bệnh

4.1. Tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:

a. Ngoại ký sinh trùng: Ve, rận, ruồi trâu…

- Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Liều sử dụng phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Pha và sử dụng thuốc: Sử dụng Nevugvon với liều phổ biến 1,25 g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng.

Dùng bình phun đều lên toàn bộ cơ thể trâu, đặc biệt vùng bẹn và vùng nách. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc, định kỳ phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không để thuốc bám vào người, quần áo.

Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

- Nếu không có các loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc khác có tác dụng tương tự theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

b. Nội ký sinh trùng: Giun sán đường ruột, giun phổi, sán lá gan

- Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.

- Liều lượng: Levamisole 7,5%: 1ml/20kg thể trọng. Fasinex: 1 viên/75kg thể trọng.

- Cách sử dụng: Có thể ở dạng uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.

- Đối với bê nghé từ 1 - 2 tháng tuổi tẩy giun đũa (sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc).

- Đối với trâu, bò trưởng thành, mỗi năm tẩy sán lá gan một lần (trâu, bò mang thai không được tẩy), sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

- Nếu không có các loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc khác có tác dụng tương tự theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

* Thực hiện tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ theo quy định của cơ quan thú y địa phương.


Related news

Sản Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi Công Nghiệp Tăng 10% Sản Lượng Thức Ăn Chăn Nuôi Công Nghiệp Tăng 10%

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết dự báo sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm cả năm 2014 đạt xấp xỉ 14 triệu tấn, tăng khoảng 700.000 tấn so với năm 2013. “Thức ăn cho nuôi tôm và cá tra dự báo cũng sẽ tăng mạnh, góp phần đưa sản lượng cả năm tăng khoảng 10% so với năm ngoái”, ông Lịch cho biết.

Tuesday. September 9th, 2014
Bưởi Năm Roi Tăng Giá, Chanh Không Hạt Rớt Giá Bưởi Năm Roi Tăng Giá, Chanh Không Hạt Rớt Giá

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang), hiện giá bưởi Năm Roi tiếp tục tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Cụ thể bưởi loại I từ 1kg trở lên hiện tại có giá từ 25.000-27.000 đồng/kg; loại II từ 800g đến dưới 1kg có giá 10.000-15.000 đồng/kg.

Monday. June 30th, 2014
Để Tiếp Tục Triển Khai Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản Để Tiếp Tục Triển Khai Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản

Biết tin Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai chương trình thí điểm BHNN, anh Lâm Văn Tiến, hộ nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu rất mừng. Anh cho biết: Vậy là chúng tôi thấy đỡ hẳn gánh nặng rồi, chứ cứ vừa nuôi tôm vừa ngóng chủ trương, phập phồng theo từng con nước, từng cơn mưa thế này, bà con nuôi tôm cơ cực lắm.

Tuesday. September 9th, 2014
Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Nhóm Hàng Gỗ Và Lâm Sản Tăng Gần 14% Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Nhóm Hàng Gỗ Và Lâm Sản Tăng Gần 14%

Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.

Monday. June 30th, 2014
Sóc Trăng Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Nghề Nuôi Cá Tra Sóc Trăng Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Nghề Nuôi Cá Tra

Sáng 6-9, Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng.

Tuesday. September 9th, 2014